Đức muốn quốc hữu hóa một phần đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Chính phủ Đức lên kế hoạch kết nối đường ống dẫn khí đốt này với một kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Chú thích ảnh

Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức.

Dẫn các nguồn thạo tin, tạp chí Đức Der Spiegel ngày 24/6 cho biết Bộ Tài chính Đức đang nghiên cứu khả năng quốc hữu hóa phần đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) chạy qua lãnh thổ nước này.

Hiện đường ống do Nga xây dựng này chưa đi vào hoạt động vì Đức đã ngừng cấp phép do cuộc xung đột tại Ukraine.

Theo Der Spiegel, chính quyền liên bang đang tìm cách tách phần đường ống nằm trên lãnh thổ nước Đức ra khỏi toàn bộ hệ thống còn lại. Đường ống dẫn từ đất liền ra biển này sau đó có thể được kết nối với một kho LNG di động.

Khả năng trên được đưa ra trong bối cảnh Đức ngày càng lo ngại về nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Tuần trước, công suất vận chuyển khí đốt đến châu Âu của tập đoàn Gazprom đi qua đường ống Nord Stream 1 đã giảm xuống còn khoảng 40% vì các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva.

Về phần mình, Điện Kremlin gọi những thông tin về khả năng Nord Stream 2 bị tịch thu chỉ là giả thuyết.

“Nếu thực sự có hành động như vậy, luật sư sẽ vào cuộc để có những đánh giá pháp lý phù hợp và vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, do không biết thực sự điều đó có đang xảy ra hay không, nên chúng tôi không thể nói gì thêm”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trước các phóng viên trong cuộc họp báo cùng ngày.

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 được xây dựng kéo dài từ bờ biển Nga, đi qua biển Baltic sang Đức. Hệ thống này hoàn thành vào tháng 9/2021 và đến tháng 12 cùng năm, nó sẵn sàng đi vào hoạt động. Tuy nhiên, các nhà chức trách Đức đã ngừng cấp phép cho đường ống do xung đột xảy ra ở Ukraine. Đường ống được thiết kế với công suất 55 tỷ mét khối/năm.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw