Ngành Du lịch thế giới chung tay vượt qua khủng hoảng, hướng tới phát triển bền vững

Các lãnh đạo, đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh kỷ niệm. (Ảnh: TCDL)
Các lãnh đạo, đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh kỷ niệm. (Ảnh: TCDL)

Ngày 23/6, “Hội nghị Ngành Du lịch Thế giới 2022” do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Diễn đàn Du lịch Thế giới phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hàn Quốc. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu đã tham dự và phát biểu tại sự kiện.

Phát biểu khai mạc, Ông Park Bo Gyoon, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc chào mừng các bộ trưởng, trưởng đoàn các nước đến tham dự sự kiện trong bối cảnh Hàn Quốc mới mở cửa du lịch quốc tế. Trong bước đầu khôi phục ngành du lịch, Hàn Quốc đã quyết định tổ chức “Hội nghị Ngành Du lịch Thế giới 2022” và “Hội chợ Du lịch quốc tế KOTFA lần thứ 37” với hy vọng đem lại môi trường thuận lợi cho các quốc gia kết nối hợp tác, cùng chia sẻ kinh nghiệm phục hồi và phát triển du lịch bền vững, mạnh mẽ hơn sau đại dịch.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc nhấn mạnh, du lịch là một nền tảng vững chắc để thắt chặt quan hệ hợp tác, giao lưu nhân dân giữa các quốc gia cũng như trao đổi văn hóa và hội nhập. Ông Park Bo Gyoon hy vọng thông qua sự kiện ngày hôm nay, các thị trường đối tác quan trọng và tiềm năng như Việt Nam, Iran, Tây Ban Nha, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Nepal, Pakistan… sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong tương lai.

Ông Harry Hwang, Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cập nhật về dữ liệu và xu hướng du lịch mới nhất. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2022, khách du lịch quốc tế tăng 182% so với năm 2021; trong đó thị trường châu Âu phục hồi mạnh nhất. Tất cả các thị trường đều có dấu hiệu phục hồi trong Quý I, tuy nhiên tốc độ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chậm hơn các khu vực khác do nhiều thị trường gửi khách quan trọng vẫn chưa mở cửa hoàn toàn. Đến ngày 10/6/2022, mới chỉ có 49 quốc gia trên thế giới mở cửa hoàn toàn và không còn các quy định hạn chế liên quan đến Covid-19, trong đó có Việt Nam. Theo dự đoán của UNWTO, du lịch có thể phục hồi từ 50-70% trong năm 2022.

Ngành Du lịch thế giới chung tay vượt qua khủng hoảng, hướng tới phát triển bền vững -0
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: TCDL) 

Tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu vui mừng thông báo Việt Nam đã chính thức mở cửa lại hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022. Tại thời điểm hiện tại, các chính sách du lịch đã được khôi phục lại gần như trước đại dịch: không cách ly; không xét nghiệm Covid-19; không yêu cầu tiêm vaccine phòng Covid-19; không khai báo y tế trước khi nhập cảnh. Nhờ có chính sách du lịch cởi mở mà lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam sau khi mở cửa đã có sự tăng trưởng nhanh, trong tháng 5 đạt 44 nghìn lượt, tăng gấp đôi so với tháng 4; khách nội địa trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt gần 50 triệu lượt, cao hơn 26% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Về xu hướng du lịch hậu Covid-19, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cho biết Việt Nam sẽ tập trung thúc đẩy du lịch an toàn, du lịch xanh, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng. Chủ đề của Năm Du lịch quốc gia 2022 được Việt Nam lựa chọn là “Điểm đến du lịch xanh".

Chỉ ra một xu hướng quan trọng là chuyển đổi số trong du lịch, Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu thông báo, Việt Nam đã phát triển và áp dụng một ứng dụng thân thiện với người dùng là “Du lịch Việt Nam an toàn” trong 2 năm qua. Đồng thời, Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp du lịch và các điểm du lịch ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch “không chạm”. Tổng cục Du lịch Việt Nam hiện đang phát triển các nền tảng giao dịch thương mại điện tử nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường.

Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam cũng đã đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua chiến dịch truyền thông “Live fully in Vietnam - Sống trọn vẹn tại Việt Nam” nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường nguồn. Phó Tổng cục trưởng cho biết, trong thời gian tới ngành du lịch Việt Nam sẽ tổ chức hàng loạt các sự kiện, hoạt động nổi bật như Năm Du lịch quốc gia 2022 tại Quảng Nam, Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC vào tháng 9/2022, Diễn đàn du lịch Mekong vào tháng 10/2022, Hội nghị toàn quốc về du lịch vào đầu năm 2023...

Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Du lịch Campuchia đã có bài phát biểu về việc ưu tiên phát triển du lịch sinh thái sau đại dịch nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, trao quyền và nâng cao lợi ích cho người dân địa phương. 

Thứ trưởng Bộ Môi trường và Du lịch Mông Cổ thông tin nước này đang ưu tiên mở thêm các đường bay mới và đường bay thuê chuyến, khôi phục chính sách thị thực và đề xuất thêm các biện pháp nới lỏng thị thực trong thời gian tới. 

Thứ trưởng Bộ Di sản văn hóa, Thủ công và Du lịch Iran khẳng định, Iran có nguồn tài nguyên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, nước này đang phát triển các sản phẩm du lịch khác có tiềm năng như du lịch ngắm chim, du lịch nông thôn, du lịch sa mạc, du lịch ẩm thực… Du lịch Iran có bốn điểm mạnh là du lịch cộng đồng, du lịch sức khỏe, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và lịch sử.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Với sự đa dạng, đặc sắc và những tinh túy, ẩm thực Việt Nam đang trở thành những đại sứ lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam. Vậy cần làm gì để ẩm thực Việt trở thành thương hiệu quốc gia và có vị thế trên bản đồ ẩm thực thế giới.

fb yt zl tw