Ngoài những lo ngại liên quan đến sự kỳ thị nhắm vào vùng lưu hành truyền thống của căn bệnh - Trung và Tây Phi - một nhóm gồm 29 nhà sinh vật và nhà nghiên cứu cho biết đợt bùng phát hiện tại không có mối liên hệ rõ ràng với châu Phi.

 Trước đó, nhiều quốc gia đã nghi ngại bệnh này thực ra đã lan truyền âm thầm từ trước chứ không phải vừa nhập cảnh bởi những người trở về từ châu Phi.

Một bài phân tích đăng tải bởi chuyên san khoa học Science Insider lật lại nguồn gốc của virus ĐMK: Đó là một cái tên viết sai dành cho một virus được phát hiện vào năm 1958 trên khỉ nhưng vật chủ tự nhiên thực sự là các loài gặm nhấm và động vật có vú cỡ nhỏ.

Lần đầu tiên bệnh được xác định ở người là vào năm 1970, ở Congo. Qua hơn nửa thế kỷ, căn bệnh đột ngột trở nên "bất thường so với cách nó từng hoạt động trong quá khứ", như lời của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Đậu mùa khỉ: Bóng ma khó lường từ quá khứ - Ảnh 1.

Tiêm ngừa vắc-xin đậu mùa khỉ cho đối tượng nguy cơ ở Montreal – Canada. Ảnh: REUTERS

Giải mã nguyên nhân vẫn là thử thách. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu giải trình tự gien các mẫu virus để tìm hiểu các đột biến có thể khiến căn bệnh khác biệt về độc lực và cách lây lan so với chủng gốc. Nhưng đó là công việc tốn nhiều công sức.