Người đi nhặt nụ cười và chia lại cho trẻ vùng cao

Đã gần 10 năm trở thành thành viên tích cực của nhóm thiện nguyện Sống Hướng Thiện, cũng là bằng ấy năm anh Nguyễn Quang Toại được sống với đam mê của bản thân.

“Tôi sẽ lên đường đến với các bé vùng cao bất cứ khi nào có thể. Hiện tại tôi mới chỉ có thể chụp và in tặng các bạn nhỏ ảnh mà không có khung. Nếu có thể, tôi muốn mỗi tấm ảnh được đóng trong khung thì sẽ giữ được lâu hơn” - anh Nguyễn Quang Toại (sinh năm 1977, Hà Nội, đang làm cho một công ty nước ngoài tại Việt Nam) nói.

Anh ham làm công tác thiện nguyện, muốn được đặt chân đến nhiều vùng, miền khó khăn ở Tây Bắc để góp nhặt nụ cười trẻ thơ vùng cao qua những tấm ảnh.

  •  
  •  
  •  
  •  
Người đi nhặt nụ cười và chia lại cho trẻ vùng cao ảnh 1

Anh Toại không quên lưu lại những hình ảnh đáng nhớ trong các chuyến đi làm thiện nguyện của mình.

Người đi nhặt nụ cười và chia lại cho trẻ vùng cao ảnh 2

Trẻ vùng cao hạnh phúc nhận ảnh tặng từ anh Nguyễn Quang Toại. Ảnh: NVCC

Trẻ cười to và ôm ảnh chạy khoe khắp xóm

Anh Toại kể: Năm 2013, trong một lần cùng các thành viên của nhóm đi phát quà từ thiện ở vùng núi huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, sau khi chụp đủ ảnh làm tư liệu cho chuyến đi, anh quay lại chụp cho cả thành viên trong đoàn làm ảnh kỷ niệm.

“Các thành viên nhóm hay chụp cùng các bé vùng cao. Khi chụp xong, các con thường vây xung quanh để xem ảnh chụp trong máy ảnh, có những bức ảnh rất đẹp. Lúc đó tôi nghĩ giá mà có thể tặng các bé những bức ảnh này thì sẽ rất ý nghĩa. Vậy là những chuyến đi sau đó tôi quyết định chụp và in ảnh để tặng cho các con” - anh Toại nhớ lại.

Khi con trai đầu lòng được một tuổi, anh Toại bắt đầu sắm máy ảnh kỹ thuật số và lấy bé con làm mẫu ảnh. Anh tự học chụp, chỉnh sửa ảnh thông qua những hướng dẫn từ YouTube. Anh cũng không ngừng học hỏi kinh nghiệm chụp từ chính bạn bè làm nghề chụp ảnh.

Theo thời gian, tay nghề của anh ngày một “điêu luyện”. Chuyến đi nào lên vùng cao, bất kể là đi làm thiện nguyện hay đi du lịch, anh đều vác theo máy để ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên và đẹp nhất từ nụ cười của các bé thơ.

Mỗi chuyến đi anh lại góp nhặt cho bản thân nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Anh kể: “Các em bé vùng cao mới đầu khá khó gần nhưng khi được chụp và tặng ảnh, dường như không còn tồn tại thứ gọi là khoảng cách, chúng ùa lại, túm tụm xem tôi chụp và in ảnh.

Nhắc tới câu chuyện khó quên chắc có lẽ là những lần các bé cầm ảnh trả lại vì không nhận ra mình trong đó, mãi về sau, khi đã ngắm kỹ mới biết đó là mình thì cười to và ôm ảnh chạy khoe khắp xóm. Cũng dễ hiểu thôi, bởi các con chưa được chụp ảnh bao giờ”.

Anh tự học chụp, chỉnh sửa ảnh thông qua những hướng dẫn từ YouTube và học hỏi kinh nghiệm chụp từ chính bạn bè làm nghề chụp ảnh.

Bà xã làm trợ thủ đắc lực

Dù đã trải qua hàng trăm chuyến đi, tặng cho trẻ vùng cao hàng ngàn tấm ảnh nhưng không phải lần đi chụp nào anh Toại cũng thành công. Có lần, anh phải “đóng máy” gấp vì khi đó anh đi cùng một người bạn nước ngoài, vừa bước xuống xe, anh giơ máy lên chụp thì lũ trẻ òa khóc, chạy tán loạn do nhìn thấy ông Tây râu ria xồm xoàm. “Đó là lần chụp ảnh và tặng ảnh không thành công, một kỷ niệm đáng nhớ” - anh Toại nói.

Kinh phí đi lại, in và tặng ảnh, anh Toại tự bỏ tiền túi ra. Với những chuyến đi chụp nhiều thì anh kêu gọi bạn bè trợ giúp. Làm công việc không công, tưởng rằng anh sẽ bị gia đình phản đối kịch liệt nhưng mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Chứng kiến việc làm của anh, chị Thùy Dương (bà xã anh Toại - PV) lại hết mình hỗ trợ chồng trong việc in ảnh nếu chuyến đi đó cả hai cùng đồng hành.

Những người khác như bạn bè, đồng nghiệp thì hay ủng hộ anh bằng việc chia sẻ một chút kinh phí để anh mua giấy in.

Nói về kế hoạch làm công việc góp nhặt nụ cười trẻ thơ vùng cao qua những tấm ảnh sắp tới, anh Toại tâm sự: “Tôi sẽ lên đường đến với các bé vùng cao bất cứ khi nào có thể, hiện tại tôi mới chỉ có thể chụp và in tặng các bạn nhỏ ảnh mà không có khung. Nếu có thể, tôi muốn mỗi tấm ảnh được đóng trong khung thì sẽ giữ được lâu và dễ trang trí hơn”.•

Để tiện hơn cho việc in ảnh, cũng là để các con không phải chờ lâu, mới đây anh Toại đã tự bỏ tiền túi đặt mua thêm một chiếc máy in ảnh. Chiếc máy in mới được bóc tem gần đây nhất trong chuyến lên Nhà thờ Sa Pa (tỉnh Lào Cai) tổ chức ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6) cho hơn 500 em nhỏ nơi đây.

PLO

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024, các đơn vị trường học trong tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện mặc trang phục truyền thống dân tộc mình đồng bộ từ ngày 15/4 đến ngày 19/4.

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Không chỉ là tấm ảnh chụp chung của nhóm bạn thân hoặc tập thể lớp, kỷ yếu giờ đây được xem như là nơi lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học sinh, sinh viên và còn là minh chứng của sự trưởng thành. Để có những tấm ảnh đẹp của tuổi thanh xuân, nhiều bạn trẻ đã đầu tư từ công sức, thời gian, chất xám đến cả vật chất nhằm tạo ra những bộ ảnh kỷ yếu cá nhân ấn tượng, độc đáo.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

fb yt zl tw