Lồng ghép các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

LCĐT - Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Dự kiến tổng số vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh là 6.533 tỷ đồng (vốn đầu tư 3.376 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 3.157 tỷ đồng).

Đường giao thông tại Nấm Lư (Mường Khương) đang được đầu tư xây dựng.
Đường giao thông tại Nấm Lư (Mường Khương) đang được đầu tư xây dựng.

Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2022, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định, nguồn lực cho các chương trình mục tiêu quốc gia là rất lớn. Nguồn vốn cần được phân bổ theo nguyên tắc cân đối ngân sách, lồng ghép các dự án khi có cùng nội dung, nhiệm vụ để tránh chồng chéo, không để xảy ra nợ đọng trong xây dựng cơ bản; phạm vi triển khai cố gắng không trùng lắp.

Lào Cai đã sáp nhập 3 ban chỉ đạo của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, thành lập 1 ban chỉ đạo cấp tỉnh để điều phối thực hiện các chương trình. Về nguồn lực, trong giai đoạn 2021 - 2025, vốn Trung ương đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ được bố trí trong phạm vi 62 xã đã “về đích”, đầu tư xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và phấn đấu xây dựng huyện Bảo Yên đạt chuẩn nông thôn mới. Nguồn vốn được bố trí cho chương trình này là 421 tỷ đồng.

Đến giữa năm 2022, Trung ương mới bắt đầu phân bổ vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng với tinh thần không chờ đợi, không chậm trễ, từ đầu giai đoạn (năm 2021) đến nay, Lào Cai đã chủ động huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Năm 2021, tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới là gần 900 tỷ đồng, trong đó 676 tỷ đồng đầu tư trực tiếp cho chương trình; 117 tỷ đồng vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn; khoảng 100 tỷ đồng vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế khác và người dân (đất đai, vật tư, công lao động).

Hạ tầng giao thông nông thôn xã Xuân Thượng (Bảo Yên) được đầu tư đồng bộ.
Hạ tầng giao thông nông thôn xã Xuân Thượng (Bảo Yên) được đầu tư đồng bộ.

Năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã công nhận 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Xuân Thượng (Bảo Yên), Tân Thượng (Văn Bàn), Cốc Lầu, Nậm Mòn (Bắc Hà), Thống Nhất (thành phố Lào Cai) và công nhận xã Xuân Quang (Bảo Thắng) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

Tương tự, đầu năm 2022, dù Trung ương chưa giải ngân, tỉnh Lào Cai vẫn chủ động sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Việc phân bổ nguồn vốn muộn ảnh hưởng không ít tới tiến độ thực hiện các công trình hạ tầng và hỗ trợ sản xuất khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh xây dựng cơ bản, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới còn những tiêu chí cần sự chủ động từ địa phương và người dân. Bởi vậy, với tinh thần chung “xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc” nên việc nỗ lực thực hiện các tiêu chí được duy trì thường xuyên, phấn đấu tiêu chí nào người dân có thể tự thực hiện thì cứ tiến hành, không chờ đợi nguồn lực đầu tư.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã làm được 93,18 km đường giao thông nông thôn, trong đó đường bê tông xi măng 77,58 km; đường cấp phối 3,3 km; mở mới 0,5 km; 11,8 km người dân tự cứng hóa đường trục thôn, ngõ xóm và liên gia. Người dân cũng chủ động làm mới 632 nhà tiêu, 294 chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, góp phần thực hiện tốt tiêu chí về môi trường nông thôn. Các địa phương đã xây dựng thêm 23 mô hình nhà sạch, vườn đẹp; xóa 404 nhà tạm; làm hơn 38 km đường hoa, gần 14 km đường điện nông thôn mới…

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh cho biết: Mục tiêu đến năm 2025, Lào Cai có 32 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là các xã khu vực 3, cũng là các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Để phát huy hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp, 32 xã này sẽ được bố trí vốn xây dựng hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn của 2 chương trình mục tiêu quốc gia trên. 62 xã đã “về đích” sẽ được đầu tư duy trì các tiêu chí, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, huyện nông thôn mới từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bởi vậy, các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới cần có sự phối hợp tốt, chặt chẽ để lồng ghép hiệu quả trong thực hiện các chương trình. Bên cạnh nguồn lực được Nhà nước đầu tư, các địa phương cũng cần việc phát huy nội lực, chủ động thực hiện những phần việc, các tiêu chí mà người dân có thể tự làm để nâng cao chất lượng, tăng tính thực chất khi xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

fb yt zl tw