Điều khiến EU không thể “toàn tâm, toàn ý” ủng hộ Ukraine

EU tuyên bố sẽ ủng hộ mạnh mẽ Ukraine về quân sự, kinh tế và ngoại giao nhưng những thực tế địa chính trị trong nước cũng như lợi ích quốc gia từng thành viên khiến liên minh này không thể “làm” như “nói”.

Quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh hơn là ai sẽ chiến thắng

Nhà ngoại giao Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord dưới thời Hoàng đế Napoleon từng nói rằng: "Một nhà ngoại giao nói 'có' tức là 'có lẽ', nói 'có lẽ' tức là 'không' và nói 'không' tức là 'không".

Talleyrand đã qua đời năm 1838 nhưng cho tới ngày nay, nhận định của ông vẫn đúng. Từ những cuộc tranh luận về lệnh cấm vận năng lượng Nga hay triển vọng Ukraine gia nhập EU, các nhà ngoại giao châu Âu đều đang sử dụng nghệ thuật ngoại giao của sự "có lẽ". Các đại diện cấp cao của EU thường xuyên thăm Kiev và cam kết với Tổng thống Volodymyr Zelensky về sự hỗ trợ quân sự, kinh tế và ngoại giao mạnh mẽ. Nhưng những hứa hẹn này hầu như khó có thể duy trì khi mà chúng mâu thuẫn với thực tế chính trị cũng như lợi ích quốc gia của các nước thành viên EU.

Pháo phòng không tự hành Gepard Đức cam kết sẽ vận chuyển cho Ukraine. Ảnh: Reuters
Pháo phòng không tự hành Gepard Đức cam kết sẽ vận chuyển cho Ukraine. Ảnh: Reuters

Trong khi quá trình đàm phán về việc EU cấm vận dầu mỏ Nga vào cuối năm nay vẫn đình trệ, hiện vẫn chưa rõ liệu khi nào dòng chảy dầu mỏ từ Nga sang châu Âu sẽ chính thức dừng lại. Và thậm chí cả khi kế hoạch này diễn ra, đề xuất của EU cũng có không ít ngoại lệ, chẳng hạn như việc cho phép Cộng hòa Séc, Hungary và Slovakia tiếp tục nhập khẩu dầu thô Nga cho tới năm 2024 - điều có thể tạo vô số cơ hội để phá vỡ lệnh cấm vận.

Điều tương tự cũng đang diễn ra với khí tự nhiên khi Ủy ban châu Âu đã đưa ra những chỉ dẫn mới về các lệnh trừng phạt, cho phép các nước châu Âu thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp như Tổng thống Putin yêu cầu. Ngoài ra, quan trọng nhất, thời điểm cuối năm 2022 vẫn còn xa và khi đó lệnh cấm vận có thể đã lỗi thời.

Rõ ràng, trong những tháng gần đây, nhiều nước châu Âu quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh hơn là ai sẽ chiến thắng, đặc biệt là Đức - quốc gia dường như ủng hộ việc quay về tình trạng như trước cuộc chiến ở Ukraine. Điều đáng nói là Berlin không đơn độc trong vấn đề này. Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định rằng, tương lai hòa bình ở Đông Âu không nên bao gồm những động thái gây hấn không cần thiết với Nga và có thể bao gồm một số nhượng bộ với Moscow về lãnh thổ.

Từ đầu cuộc chiến ở Ukraine, sự ủng hộ của châu Âu dành cho Kiev không mạnh mẽ như phản ứng từ Anh và Mỹ. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, chỉ tính riêng trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, Mỹ đã cung cấp 4,4 tỷ USD cùng các hỗ trợ khác cho Ukraine, gấp 2 lần EU và các nước thành viên của liên minh này. Ukraine hiện nhận được nhiều sự hỗ trợ nhất từ Mỹ, Anh và một số nước Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan. Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia có lập trường cứng rắn như Ba Lan thì nước này cũng muốn Mỹ đảm bảo sẽ tái bổ sung kho vũ khí cho họ trước khi họ cung cấp các vũ khí tiên tiến cho Ukraine.

Đức ngày càng sẵn sàng cung cấp nhiều trang thiết bị quân sự cho Ukraine nhưng mỗi lời cam kết đều đi cùng với những trở ngại về chính trị nội bộ cũng như khâu hậu cần, vốn có thể cần tới vài tuần hoặc vài tháng để giải quyết. Ví dụ gần đây nhất về vấn đề này là việc Đức vận chuyển pháo phòng không tự hành Gepard cho Ukraine nhưng lại thiếu đạn dược để vận hành nó.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw