Sức sống mới nơi huyện đảo Trường Sa

Cách đây 47 năm, trong khí thế hào hùng của những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân chủng Hải quân đã tranh thủ thời cơ, mưu trí, táo bạo bất ngờ tấn công giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa vào ngày 29/4/1975. Sau 47 năm xây dựng và phát triển, huyện đảo Trường Sa hôm nay mang trong mình diện mạo mới, đời sống của nhân dân, cán bộ, chiến sỹ ngày càng tốt hơn.

Chú thích ảnh

Duyệt đội danh dự trên đảo Song Tử Tây.

Tháng 10/1985, khi vừa tròn 20 tuổi, tốt nghiệp Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật pháo phòng không, anh lính trẻ Nguyễn Khương Mẫn hăm hở lên tàu HQ613 ra nhận nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong 5 năm, chiến sỹ trẻ Nguyễn Khương Mẫn vinh dự được góp công sức để xây dựng và bảo vệ chủ quyền tại đảo Sơn Ca và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa như Nam Yết, Song Tử Tây,... Sau 32 năm được quay trở lại thăm đảo, “chiến sỹ Trường Sa” năm xưa nay đã là Đại tá, Phó Trưởng khoa Binh chủng, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Đại tá Nguyễn Khương Mẫn xúc động cho biết, thời điểm tôi ra, các đảo vẫn còn rất hoang sơ, ít cây cối, nhà ở và các công trình như đường, bệnh xá chưa được đầu tư xây dựng như hiện nay, đặc biệt là thiếu rau xanh, nước ngọt. Nhưng nay, các đảo đã thay đổi rõ nét, những con đường bê tông sạch đẹp rợp bóng mát của cây  xanh; bệnh xá, trường học, nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ, các hộ dân,... được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, hệ thống điện gió, năng lượng mặt trời, truyền hình vệ tinh được đầu tư đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, chiến sỹ, nhân dân.

Chú thích ảnh

 Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên đảo An Bang. 

Trường Sa hôm nay đang đổi mới từng ngày. Hệ thống đường sá, nhà ở khang trang, kiên cố hơn, nhiều công trình đa chức năng như cầu cảng, sân bay, âu tàu, trạm hải đăng, đài khí tượng thủy văn, trạm thu phát truyền hình vệ tinh, hệ thống năng lượng sạch, máy phát điện bằng sức gió… đã được xây dựng. Các công trình này không chỉ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quân - dân huyện đảo và ngư dân các địa phương làm ăn phát triển kinh tế biển, kết hợp kinh tế - quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, góp phần cùng quân, dân huyện đảo nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chú thích ảnh

 Giờ học của học sinh Trường tiểu học Sinh Tồn. 

Hiện tại, huyện đảo có có 4 âu tàu tại Song Tử Tây, Đá Tây, Trường Sa và Sinh Tồn với sức chứa hàng trăm tàu công suất lớn vào neo đậu nghỉ ngơi, tránh bão. Các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tích cực hỗ trợ ngư dân về sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước ngọt, nhiên liệu,… để ngư dân vươn khơi bám biển. Quần đảo có 10 bệnh xá, trong đó có nhiều bệnh xá được xây dựng mới khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y, bác sỹ có tay nghề chuyên môn cao, thực hiện khám chữa bệnh, cấp phát thuốc kịp thời cho cán bộ, chiến sỹ và ngư dân.

Bên cạnh đó, các công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm Liệt sỹ, chùa, nhà văn hóa trên các đảo,... là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống cách mạng, văn hóa dân tộc cho quân dân huyện đảo, làm cho huyện đảo như gần hơn với đất liền.

Ông Lương Xuân Giáp, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện đảo Trường Sa cho biết, sự đoàn kết quân - dân, xây dựng đảo vững mạnh toàn diện, cán bộ, chiến sĩ trên dưới một lòng, quân với dân một ý chí tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,... đã làm nên một huyện đảo Trường Sa xanh đẹp, no ấm như ngày hôm nay.

Chú thích ảnh

 Âu tàu trên đảo Trường Sa giúp ngư dân neo đậu, tránh trú khi dông bão. 

Theo ông Lương Xuân Giáp, trong thời gian tới, cán bộ, chiến sỹ, nhân dân huyện đảo đẩy mạnh quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhất là Nghị quyết số 36 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đồng thời, chính quyền và nhân dân huyện đảo tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt, nuôi trồng hải sản, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của quân và dân. Đặc biệt, huyện đảo thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngư dân các địa phương khai thác, đánh bắt hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa, là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, góp phần xây dựng huyện đảo “Mạnh về phòng thủ, tốt về nếp sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về đoàn kết quân dân”.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Thực hiện chủ trương tác chiến sắp tới do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đề ra: "Tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây sát gần địch hơn nữa, đánh chiếm thêm một số vị trí quan trọng nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây.

Những dấu ấn nổi bật

Công tác đối ngoại biên phòng Lào Cai: Những dấu ấn nổi bật

Xác định công tác đối ngoại biên phòng là một biện pháp quan trọng trong công tác biên phòng, trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo được dấu ấn nổi bật.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại tỉnh Lào Cai.

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp và ngày càng lâm vào thế bị động về chiến lược, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố và được sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng Kế hoạch Navarre với hy vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Ngày 6/4, Đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Lào Cai do Trung tá Chu Quang Học, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự thành phố làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 tại Trung đoàn 254 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh).

Phát huy truyền thống, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh

Kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống LLVT tỉnh Lào Cai (2/4/1948 - 2/4/2024): Phát huy truyền thống, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc.

Nghệ thuật bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ thuật bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn, diễn ra trong thời gian dài. Do đó, công tác bảo đảm hậu cần phục vụ chiến trường là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt. Tháng 7/1953, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương với nhiệm vụ chỉ đạo các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương huy động sức người, sức của bảo đảm hậu cần cho chiến trường.

Khởi động tuần tra song phương năm 2024

Khởi động tuần tra song phương năm 2024

Ngày 30/3, tại vạch phân định đường biên giới Cửa khẩu Mường Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Bộ đội Biên phòng khu Mông Tự, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tổ chức ra quân khởi động tuần tra song phương năm 2024.

fb yt zl tw