Quảng Ngãi "sốt đất" vùng ven: "Cò" đất thổi giá để mua đi bán lại

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá đất ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tăng chóng mặt. Không chỉ ở đô thị mà nhiều vùng ven, vùng nông thôn, giá đất được đẩy lên gấp đôi, thậm chí gấp ba so với trước đây.

Hơn 2 tháng qua, tại các vùng ven của tỉnh Quảng Ngãi, nhất là khu vực ven biển, đảo, giá đất được đẩy lên khá cao. Ở các khu dân cư gần biển Mỹ Khê, thành phố Quảng Ngãi, giá đất được rao bán ở mức 30 triệu đồng/m2. Những lô ở vị trí đắc địa mặt tiền, hướng biển được “hét” với giá 6 tỷ đồng/lô khoảng 100 m2. Không chỉ giới đầu tư trong tỉnh mà dân “săn đất” ở các tỉnh phía Bắc cũng đổ về đây mua đất.

Quảng Ngãi "sốt đất" vùng ven: "Cò" đất thổi giá để mua đi bán lại ảnh 1
Sau Tết Nguyên đán, nhiều nơi, giá đất ở tỉnh Quảng Ngãi được đẩy lên gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.

Ông Phạm Điệp, một người dân ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi cho biết: “Giờ họ mua hết trơn rồi. Người ở ngoài Bắc vô mua. Khu ở xa dưới kia cũng mua, mua nhiều lắm, họ mua kinh doanh”.

Ông Phùng Tấn Vinh, công chức địa chính xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi cho biết, giá đất ở một số khu vực tăng cao chủ yếu là do “ăn theo” các thông tin về quy hoạch, các dự án về du lịch.

“Đất giá cao tập trung ở thôn Cổ Lũy, Trường Định. Hiện ở Trường Định giờ tập trung các dự án khi cầu Cổ Lũy lên rồi công viên trung tâm nên giá đất tập trung ở các thôn này cao” - ông Phùng Tấn Vinh nói.

Tại khu vực ven biển Châu Tân, thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, giá đất nền cũng tăng khá cao. Hiện giá đất giao dịch tại khu vực này dao động ở mức từ 10 - 15 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với trước đây.

Ngoài ra, các khu vực có dự án đi qua như: đường cao tốc Bắc - Nam, cầu Trà Khúc 3 và đặc biệt là Dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh đã tạo những “cơn sóng” cho những nhà đầu tư gom đất để “lướt sóng” ngắn hạn kiếm lời.

Ông Nguyễn Quốc Huy, một môi giới bất động sản ở tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Dọc theo tuyến Dung Quất-Sa Huỳnh hầu như chỗ nào cũng sốt đất, sốt từ 30 - 50%, sốt rất là lớn. Dọc theo tuyến này người ta đã gom hàng sẵn hết rồi, chờ tuyến đường này lên là bán ra”.

Từ đầu năm 2022, giá đất ở một số khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tăng từ 20 - 30%. Cụ thể như Khu dân cư 577, phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi, mỗi lô đất 100 m2 có giá từ 1,5 - 1,7 tỷ đồng, tăng khoảng 300 triệu đồng/lô so với thời điểm cuối năm 2021; Khu đô thị Ngọc Bảo Viên có giá từ 2,2 tỷ đồng tăng lên 2,5 tỷ đồng/lô. Khu dân cư Phước Thạnh, một trong những khu ở phía Nam thành phố Quảng Ngãi cũng đang được giới bất động sản săn lùng với giá một lô tầm 1,7 tỷ đồng.

Trong quý 1 năm 2022, giao dịch bất động sản tại tỉnh Quảng Ngãi tăng mạnh với gần 7.000 sản phẩm đất nền và nhà ở riêng lẻ được giao dịch thành công, tăng hơn 1.000 sản phẩm so với quý 4 năm ngoái. Hầu hết các giao dịch bất động sản trong 3 tháng đầu năm nay đến từ việc mua bán các lô đất thổ cư là chủ yếu.

Theo ông Tạ Hoàng Trưng, Trưởng phòng Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, giá đất thực chất chỉ tăng ở một số khu đô thị, khu dân cư có vị trí tốt. Giá trị đất tăng thực chất là không đáng kể, chủ yếu vẫn là do “cò đất” thổi giá, tạo nên những cơn sốt ảo trong ngắn hạn để mua đi bán lại kiếm lời. Người dân không tìm hiểu kỹ rất dễ bị mắc bẫy.

"Một nhóm người trong một đơn vị phân phối nâng giá ảo lên, tự mua bán tay với nhau, đến người dân mua là cuối cùng thì giá không còn giá vậy nữa. Khi mua nên tham khảo chủ đầu tư, nhà đầu tư chỉ nhà phân phối thì mình làm việc trực tiếp với nhà phân phối" - ông Tạ Hoàng Trưng cho biết.

Để giảm nhiệt giá đất và tránh tình trạng mua bán đất trong vùng dự án, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo ngành chức năng, địa phương tăng cường kiểm soát thị trường; Tổ chức kiểm tra, xử lý ngăn chặn tình trạng mua bán, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là dọc tuyến đường ven biển Dung Quất -Sa Huỳnh. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý về giao dịch chuyển quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng làm ảnh hưởng đến các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw