“Biết”, “hiểu” và “ngộ”

“Mang tiền về cho mẹ

Đừng mang ưu phiền về cho mẹ”.

Anh chàng Đen Vâu lại gây bão với tác phẩm mới. Chỉ vài giờ đã đạt triệu view và top 1 trend YouTube. Người ta cũng tranh cãi xem chữ tiền ở đây có làm tầm thường hóa tình mẫu tử hay không? Việc báo đáp bao nhiêu cho đủ? Nên chăng cần hiểu câu này theo nghĩa của biểu tượng?

Cả tác phẩm rút gọn là một chữ “hiếu”. Chữ hiếu trong gia phong ai cũng biết. Vậy tại sao Đen Vâu lại làm lay động triệu người trong không khí đầu năm 2022 và đón Tết truyền thống?

Có chữ “Biết” chưa đủ mà phải có chữ “hiểu”. “Hiểu” chưa đủ mà phải ngấm và gặp duyên để “ngộ”. Trạng thái ngộ thì chỉ xuất hiện ở những thời điểm đặc biệt trong đời.

Tình mẫu tử là lẽ hiển nhiên như mặt trời mọc và lặn. Hiển nhiên đôi khi bị lãng quên. Chỉ đứa trẻ thiếu mẹ mới cảm thấy sự che chở của mẹ lớn đến nhường  nào. Tình thương của mẹ không chỉ là tinh thần mà đôi khi còn là bảo đảm an toàn về thân xác, tính mạng.

Người mẹ của Đen Vâu kể rất nghiêm khắc. Nếu có lỗi lầm là mẹ cũng đánh đòn để răn dạy:

“Mẹ chỉ muốn chúng mày phải tự lo cho mình/ Về đây mà gầy là mẹ cho ăn đòn”.

Truyện xưa kể lại rằng ông Hàn Bá Du là người con có hiếu. Mỗi lần ông lỗi lầm thì bà mẹ bắt ông cúi xuống quất thật đau cho mà chừa! Mẹ đánh rất đau nhưng Hàn Bá Du không khóc. Đến một lần, mẹ lại bắt Hàn Bá Du cúi xuống mà đánh rất nghiêm khắc nhưng ông lại cứ khóc suốt. Bà mẹ hỏi: “Vì sao ngày trước mẹ đánh đau như thế mà con không khóc? Nay mẹ đánh nhẹ mà con lại khóc?”. Hàn Bá Du gạt lệ thưa rằng: “Ngày trước mẹ đánh con đau, con không khóc vì con biết mẹ còn khoẻ! Nay mẹ đánh con không đau, con khóc vì con biết mẹ đã già yếu lắm rồi! Không còn sức đánh con thì e rằng mẹ không còn ở trên thế gian này với con bao lâu nữa”.

Thời điểm đó phải chăng là thời điểm xuất hiện chữ “ngộ” chăng?

Mỗi con người đều có thể gặp, biết, gặp hiểu và gặp ngộ nhưng không dễ nói. Chữ hiếu lại rất lay động khi nói hộ chúng ta là những người làm nhạc, làm thơ. Nhạc sĩ Trần Tiến viết ca từ: “Hà Nội có lần khóc thầm, chạy lên thang gác bóng mẹ còn đâu/ Hà Nội có gì rất đau, người ta yêu dấu đi không trở lại”. Trong ca khúc “Mẹ tôi”, ông viết “Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình/ Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ”.

Đen Vâu cũng có sự đồng cảm với sự diễn đạt kiểu thế kỷ 21: “Bước ra đời là ông này bà nọ, trở về nhà là một đứa con ngoan”.

Thi sĩ Nguyễn Quang Thiều cũng có những câu thơ về mẹ “Mẹ bước tới giữa hai triền cỏ biếc/ Dắt con đi theo lối chân trời” nhân một lần cùng người bạn thơ ghé thăm quê nhà thơ Nguyễn Duy. Ngôi nhà quê tuềnh toàng đầy gió khi Nguyễn Duy gọi cửa không một tiếng đáp lại. Chỉ có tiếng gió miên man. Câu thơ của Nguyễn Duy ùa về: “Nhìn về quê mẹ xa xăm/ lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Mỗi lần nghe các các nghệ sĩ hát văn bài này thì nhiều khán giả không cầm được nước mắt.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều giật mình một sự sợ hãi thảng thốt mơ hồ. Chợt nghĩ, một ngày nào đó, mình về quê, cũng gọi mà không nghe thấy cha, tiếng mẹ trả lời. Nỗi lo sợ của anh thực sự là một cơn sốc và nó làm cho suy nghĩ của anh như lật sang một trang khác. Cảm xúc thường có liên tưởng chéo chứ không dừng ở câu chuyện gốc. Cảm xúc khi liên tưởng chéo thường trở về với thân phận chính mình.

Sau chuyến đi ấy, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói với những người thân sự lo âu đó và nhắc lại rằng: Cha mẹ đã trên bảy mươi tuổi rồi. Người trên bảy mươi không bao giờ sai được. Câu ấy tất nhiên không thể hiểu một cách máy móc, lý tính. Câu ấy cho thấy rằng các con không thể đòi hỏi bố mẹ phải thay đổi thế này thế khác cho đúng ý mình. Bằng hữu biết về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là người con rất hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ rất mực chu toàn. Đó là một thí dụ ánh xạ của chữ “ngộ” chăng?

Câu chuyện của anh khiến những người cha mẹ còn khỏe mạnh suy nghĩ. Không cần đâu, hứa hẹn những tương lai viển vông; không cần đâu, hoạch định những tầm nhìn xa vời. Tình yêu luôn luôn phải tràn đầy ở bất kỳ khoảnh khắc nào, phải hiện hữu trong từng hơi thở.

Chỉ có một thứ không bao giờ đủ trên đời này. Đó là yêu thương. Những câu chuyện về yêu thương luôn nhắn rằng: Có thể sống chậm, nhưng yêu thương đừng chậm. Yêu thương phải luôn vội vã.

Ai cũng hiểu thời gian của cha mẹ như bóng câu qua cửa sổ. Lại nhớ một câu thường được dạy tại lễ Vu Lan hay trong khóa tu dịp hè: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”. Ngộ chỉ xuất hiện trong nhân duyên nào đó. Trong đời người chắc ai cũng có vài lần ngộ mà thôi. Cũng có người u mê lắm mới không ngộ lần nào trong đời.

Những người này thực sự chưa sống bao giờ thì phải?

CAND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw