Hổ 3 chân

LCĐT - Làng tôi ngày ấy hoang sơ lắm, cả làng chỉ có trên dưới chục nóc nhà sàn nhỏ nằm lọt thỏm giữa núi rừng đại ngàn. Người dân nơi đây hiền hậu, chất phác, chăm chỉ làm ăn, quanh năm cấy hái, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà theo hình thức tự cung, tự cấp.

Cuộc sống thanh bình những tưởng cứ thế êm trôi, nào ngờ một hôm, vào lúc nửa đêm, khi mọi người đang say giấc nồng sau ngày lao động mệt nhọc thì bất giác nghe tiếng hổ gầm phá tan bầu không khí yên tĩnh. Mọi nhà tỉnh giấc, ngơ ngác, lo âu. Gia súc trong chuồng thì nhốn nháo, sợ hãi. Đàn chó trong làng mọi khi có tiếng động thì đua nhau sủa ầm ĩ, lúc này con nào cũng co rúm, run rẩy, chạy hết lên nhà nằm im re.

Trước tình thế ấy, nhà nào nhà nấy nhanh chóng nhóm bếp, đỏ lửa. Đàn ông thì tay súng, tay đèn đi xuống dưới nhà, ôm củi ra chất đống gần chuồng lợn, chuồng trâu, đốt lên sáng rực cả xóm trên, bản dưới để xua đuổi hổ dữ, trấn an mọi người và gia súc. Bên đống lửa bập bùng, đàn trâu, lợn đỡ sợ, không còn nhớn nhác nữa. Tiếng hổ gầm cũng dần im, các gia đình trở lại bình thường. Lúc này, cánh đàn ông mới rảnh ngồi lại với nhau bàn luận. Ông thì cho rằng con hổ này bị tẩy chay, đuổi khỏi đàn nên tức giận bỏ đi một mình. Ông khác lại nói nó đến đây rồi gầm gào là để khẳng định lãnh địa. Có ông còn dí dỏm tếu vui nó kêu gào để tìm “bạn tình”…

Mỗi người mỗi ý, tuy cách lý giải khác nhau nhưng tựu trung lại việc “ông ba mươi” xuất hiện thực sự đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân sinh sống trong làng quê nhỏ bé miền sơn cước này. Và họ động viên, trấn an tinh thần lẫn nhau, nhắc nhở nhau, bảo ban vợ con đi làm đồng nên về sớm hơn mọi ngày, khuyên dặn trẻ nhỏ đi chăn trâu tập trung, cùng nhau lùa trâu về chuồng sớm hơn đề phòng những điều bất trắc xảy ra.

Ngay sáng hôm sau, những người đàn ông to khỏe lại hò nhau vào rừng đẵn gỗ, chặt tre, vầu đem về gia cố chuồng trâu, chuồng lợn thêm vững chắc. Bẵng đi mấy hôm, những tưởng sẽ yên ổn, không ngờ trong đêm đó, con hổ lại quay về làng nhảy vào chuồng lợn nhà nọ có đôi lợn chuẩn bị làm đám cưới cho con trai, bắt mất 1 con. Mấy hôm sau, mới chập choạng tối, con hổ lại rình mò nhà có con lợn đang vỗ béo để ăn tết. Nhoáng cái, nó lôi con lợn ra khỏi chuồng, lao vào rừng. Đàn chó trong làng cũng bị con hổ đói bắt dần.

Việc hổ phá phách khiến những tay súng thiện xạ trong làng đứng ngồi không yên, họ tập trung lại để mai phục, đón lõng nhưng vẫn không có kết quả. Cánh đàn ông xúm lại bàn bạc, tìm cách đối phó và thống nhất quyết định góp tiền lên xưởng cơ khí đặt một cái bẫy to bằng sắt theo kiểu cài răng lược. Có công cụ, cánh đàn ông mang theo súng, khiêng bẫy đến chỗ khá kín đáo trên lối mòn để đặt. Bẫy được ngụy trang cẩn thận và dùng dây thép buộc chặt vào gốc cây để giống họ mèo này khó lòng phát hiện ra.

Đúng kế sách, đêm khuya hôm đó, mọi người nghe tiếng hổ gầm gào thảm thiết, tỏ rõ sự đau đớn từ phía cái bẫy. Nghe thấy thế, mọi người mừng ra mặt. Có người nêu ý kiến đến bắn chết nó ngay, nhưng nhiều người đồng nhất để đến sáng, nếu nó mắc bẫy thì chẳng đi đâu cho thoát. Sáng hôm sau, những tay súng trong làng có mặt khá đông đủ để cùng nhau đi xem bẫy. Thấy không khí im ắng, không động tĩnh, người dân trong làng thận trọng cử hai tay súng thiện xạ, lão luyện tiến lại phía bẫy, một số người còn lại sẵn sàng yểm trợ. Khi tới gần, mọi người ngạc nhiên thấy cỏ cây xung quanh bị quần nát nhưng không thấy hổ đâu. Quan sát kỹ, mọi người phát hiện một bàn chân trước của con hổ nát nhừ, bê bết máu còn vướng lại trong bẫy. Thì ra khi đạp vào bẫy, con hổ đã tự cắn đứt một bàn chân để chạy thoát.

Từ đó, người dân trong làng gọi nó là hổ 3 chân và cũng từ đó không thấy bóng dáng hổ 3 chân xuất hiện, xóm làng trở lại bình yên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw