Áo trắng Blouse nơi đảo Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng

Những người lính khoác Blouse trắng ấy đã trở thành điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển, là chỗ dựa vững chãi cho lực lượng chấp pháp đang hàng ngày, hàng giờ giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Áo trắng Blouse nơi đảo Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng ảnh 1

Lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175 thăm hỏi bệnh nhân từ Trường Sa được chuyển về cấp cứu tại bệnh viện. (Ảnh: TTXVN phát)

Đã có hàng trăm bác sỹ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục vụ trên các đảo của Trường Sa với trách nhiệm y đức cao cả và trái tim nồng nhiệt tình yêu Tổ quốc.

Những người lính khoác Blouse trắng ấy đã trở thành điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển, là chỗ dựa vững chãi cho lực lượng chấp pháp đang hàng ngày, hàng giờ giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước.

Vươn lên từ gian khó

Bắt đầu chỉ bằng một tổ quân y với trang thiết bị sơ sài, đến nay trên tất cả các đảo nổi đều có trạm quân y và riêng Trường Sa Lớn đã có một Trung tâm y tế khang trang hiện đại với 10 cán bộ y tế thường trực. Hoạt động chăm sóc y tế đã góp phần nâng cao chất lượng công tác, đảm bảo sức khỏe cán bộ, chiến sỹ, nhân dân, ngư dân công tác, lao động sản xuất trên huyện đảo Trường Sa trở thành những cột mốc sống nơi phên dậu của đất nước trên biển xanh.

Trưởng trạm xá Trường Sa đầu tiên, Đại tá, bác sỹ Nguyễn Kỳ Dưỡng kể lại, hồi năm 1991, trạm xá trên đảo lúc đó là một căn hầm lợp tôn, xung quanh ván gỗ luôn ở tình trạng đón cát mỗi khi gió lùa. Nhà đã vậy, trang thiết bị của bệnh xá còn “thảm thương” hơn. Ngoài một bộ dụng cụ trung phẫu đã lâu ngày không ai sử dụng với máy hấp dụng cụ vô trùng của Liên Xô đã cũ kỹ, han gỉ thì thiết bị cơ bản phục vụ phẫu thuật như máy gây mê, máy thở... hoàn toàn không có.

Sau khi khảo sát, bác sỹ Nguyễn Kỳ Dưỡng cấp tốc gửi yêu cầu chi viện về đất liền, nhưng trong điều kiện khó khăn chung thời đó, 3-6 tháng tàu từ đất liền mới ra đảo một lần nên cơ bản bệnh xá phải “tự thân vận động” với phương châm “có gì dùng nấy” trong công tác chăm sóc sức khỏe cho anh em chiến sỹ.

Thượng tá, bác sỹ Bùi Đức Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện 175, một người có may mắn nhiều dịp quay trở lại Trường Sa cho rằng, không cần so sánh với những ngày đầu tiên thành lập trạm xá đảo Trường Sa mà chỉ tính đến tới điểm những năm 2007-2008 (thời điểm bác sỹ Bùi Đức Thành đảm nhiệm chức vụ Trưởng bệnh xá Trường Sa) cũng có thể nói, hệ thống y tế trên đảo Trường Sa Lớn đã có những bước phát triển vượt bậc.

Ngày đó, (năm 2007) trên đảo chưa có sóng điện thoại, nên đừng nghĩ gì đến Telemedicine. Bác sỹ khám nội khoa cơ bản bằng kinh nghiệm với máy đo huyết áp, ống nghe khi không có máy siêu âm, X-quang. Ngoại khoa không có máy gây mê, máy thở nên khi cần cấp cứu phải bóp bóng nội khí quản cho bệnh nhân. “Chính vì vậy, với những ca bệnh phức tạp, trạm xá chỉ có thể sơ cấp cứu ban đầu rồi vận chuyển bệnh nhân vào bờ bằng tàu vận tải hải quân hoặc tàu cá của ngư dân. Nói chung, so với ngày đó, bây giờ đã là cả một bước tiến vô cùng dài,” bác sỹ Bùi Đức Thành chia sẻ.

Qua nhiều lần đầu tư, nâng cấp, giờ đây bệnh xá Trường Sa đã trở thành Trạm y tế thị trấn Trường Sa là một tòa nhà 4 tầng lừng lững giữa đảo xa với trang thiết bị y tế tương đối hiện đại như máy X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm, may xét nghiệm sinh hóa bán tự động, xét nghiệm máu tự động, máy điện tim… Bệnh xá trên các đảo nổi khác của quần đảo Trường Sa cũng đã được xây dựng khang trang, đầy đủ phòng mổ, khám bệnh X-quang, siêu âm cấp cứu áp, máy sốc tim… Thậm chí có đảo còn được trang bị buồng tăng áp, máy đo phân áp oxy để xử lý những ca cấp cứu tai nạn của ngư dân lặn sâu dưới biển.

Thay cho vài ngày lênh đênh trên biển, giờ đây bệnh nhân nặng cần cấp cứu đã được vận chuyển trực tiếp bằng trực thăng về thẳng bệnh viện tuyến cuối nơi đất liền, tận dụng được những “giờ vàng y tế,” cứu sống nhiều người bệnh có bệnh lý đặc biệt vượt qua những khắc sinh-tử của cuộc đời.

Trong những năm qua, chỉ riêng Bệnh xá Trường Sa Lớn đã khám cho hơn 24.300 bệnh nhân, trong đó có gần 10.000 quân nhân đang làm nhiệm vụ trên quần đảo, hơn 10.000 bệnh nhân khác là lực lượng cán bộ làm việc tại các nhà giàn DK, lực lượng chấp pháp trên biển và ngư dân đánh bắt trong khu vực ngư trường Trường Sa. Thu dung, cấp cứu cho hơn 3.000 trường hợp, phẫu thuật cho hơn 250 ca trong đó có 10 ca đại phẫu chấn thương sọ não, máu tụ hộp sọ, dập nát chi… Đến nay chưa từng có một trường hợp bệnh nhân nào tử vong trên đảo vì bệnh lý.

Có thể nói, trong những điều kiện còn nhiều khó khăn nơi đảo xa, Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa cùng các bệnh xá trên các đảo đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa cũng như lực lượng ngư dân vươn khơi, bám biển. Sự đồng hành của lực lượng quân y Trường Sa đã tạo thêm niềm tin, chỗ dựa giúp ngư dân, bộ đội an tâm bám biển, giữ đảo, trở thành những cột mốc sống trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Tất cả vì biển đảo quê hương

Ban đầu chỉ với 1 tổ quân y gồm 3 người, đến nay, trên toàn quần đảo Trường Sa có khoảng 50 cán bộ, chiến sỹ quân y đang phục vụ tại các bệnh xá, ngày đêm tận tụy chăm lo, đảm bảo sức khỏe cho chiến sỹ, người dân trên đảo, ngư dân trên biển, cùng bám biển, giữ đảo - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

Chỉ riêng tại Trường Sa Lớn, 30 năm qua, đã có hơn 150 chiến sỹ quân y đã vượt sóng gió trùng khơi để đến đây làm nhiệm vụ. Vượt lên những khó khăn trong cuộc sống và điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế, những bác sỹ quân y tại Trường Sa âm thầm cống hiến, hoàn thành nhiệm vụ của mình, khẳng định y đức cao cả, tình quân dân thắm thiết, trở thành chỗ dựa của ngư dân vươn khơi bám biển và điểm tựa cho những đồng đội đang ngày đêm giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thượng tá, bác sỹ Bùi Đức Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho biết hiện nay, Trung tâm y tế đảo Trường Sa đặt tại đảo Trường Sa Lớn có 3 bác sỹ, 6 điều dưỡng, y sĩ và 1 kỹ sư. Việc gia tăng lực lượng y tế trên đảo bắt nguồn từ nhu cầu thực tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho quân dân trên khu vực quần đảo Trường Sa. Điều kiện khắc nghiệt của thời tiết trên đảo và những khó khăn trong sinh hoạt rất dễ phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe quân dân trên đảo, các lực lượng lao động trên các nhà giàn. Thêm vào đó là yêu cầu sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn ngư dân lao động, sản xuất trên ngư trường rộng lớn của Trường Sa.

Ao trang Blouse noi dao Truong Sa: Vung vang noi dau song hinh anh 2

Vận chuyển cấp cứu bệnh nhân từ đảo Trường Sa bằng trực thăng về Bệnh viện Quân y 175 ở TP.Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN phát)

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các ca bệnh tại Trường Sa có diễn biến phức tạp hơn cả về chủng loại và cấp độ bệnh. Xuất hiện ngày càng nhiều hơn loại bệnh nặng, nguy kịch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, chấn thương phức tạp, bệnh lý liên quan đến ngư dân như giảm áp do lặn sâu… Điều đó đòi hỏi bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị rất cần tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ y tế, nâng cao chất lượng điều trị cho phù hợp với tình hình mới.

Chính vì vậy, công tác chuẩn bị nhân sự quân y thực hiện nhiệm vụ luân phiên định kỳ trên đảo đặc biệt được quan tâm cả về sức khỏe, chuyên môn, chính trị, tư tưởng. Lực lượng quân y làm việc tại đảo được lên kế hoạch từ sớm, với những y, bác sỹ trẻ, có sức khỏe, chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng hoạt động độc lập trong khi làm nhiệm vụ.

Trước khi ra đảo 1 năm, tất cả các bác sỹ được lựa chọn đều được đào tạo, huấn luyện từ chuyên khoa sâu thành bác sỹ đa khoa với những kỹ năng căn bản, phẫu thuật quy ước, phẫu thuật dã chiến… để đáp ứng yêu cầu thực tế tại điều kiện của Trường Sa. Bác sỹ ngoại khoa tập trung huấn luyện với các chuyên ngành chấn thương, bụng, niệu, sọ não, sản, tai nạn cấp cứu, bác sỹ nội khoa thì tập trung vào hồi sức cấp cứu, tim mạch, tai biến lặn sâu, gây mê, xét nghiệm chuẩn đó điện tim, X-quang, siêu âm…

“Tất nhiên, kỹ năng sâu cho từng lĩnh vực là một vấn đề rất khó, nhất là với những y bác sỹ không được đào tạo chuyên sâu ở lĩnh vực đó. Với những trường hợp, tình huống cụ thể, sự tư vấn, hướng dẫn, can thiệp kịp thời của các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành từ đất liền qua hệ thống Telemedicine sẽ đắc lực hỗ trợ quân y trên đảo, kéo gần khoảng cách giữa đảo với đất liền,” bác sỹ Bùi Đức Thành giải thích.

Có mặt trên Trường Sa Lớn được hơn 1 tuần, Đại úy, bác sỹ Nguyễn Quang Huy vừa làm quen với nhiệm vụ mới tại Trạm y tế thị trấn Trường Sa vừa cùng quân dân trên đảo chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần. Vẫn chưa thực sự quen lắm cuộc sống trên đảo, lại đúng vào dịp đón mừng năm mới càng dày thêm thêm nỗi nhớ gia đình của những người bác sỹ. Nhưng cũng chính trong thời gian này, những chiến sỹ quân y thế hệ trẻ nhất của Trường Sa Lớn lại càng thấu hiểu hơn sự thiêng liêng nơi cuộc sống trên đảo, nơi tinh thần “cả nước vì Trường Sa- Trường Sa vì cả nước” luôn hiển hiện.

Bác sỹ Nguyễn Quang Huy cho biết, đã xác định tư tưởng ngay từ trước lúc lên đường, đến nay khi đã đặt chân lên đảo, tiếp nhận nhiệm vụ được các thế hệ đàn anh trao lại, chúng tôi càng có thêm sự vững vàng trong tư tưởng về vị trí của mình. Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân không chỉ còn đơn thuần là chuyên môn của người bác sỹ mà còn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thiêng liêng góp phần cùng quân dân cả nước gìn giữ bờ cõi biên cương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước.

Những chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Quang Huy cũng là niềm tự hào chung của tất cả các thế hệ chiến sỹ Quân y từng phục vụ tại Trường Sa. Trong những câu chuyện về Trường Sa, những cựu quân y trên đảo dù rất hạn chế nói về bản thân mình vẫn toát lên niềm tự hào về một thời trai trẻ nơi đầu sóng ngọn gió.

Trường Sa không chỉ là một địa danh, nơi đã giúp họ trưởng thành, cho họ thêm động lực phấn đấu mà còn là dấu ấn trong trái tim những người lính quân y, nơi họ thấu hiểu giá trị, sự cao đẹp của tình quân dân, nghĩa đồng đội, sự thiêng liêng cao cả của chủ quyền đất nước. Đó chính là những phần thưởng vô giá họ tự chọn cho mình - những người đã từng thầm lặng với nhiệm vụ cao cả giữa ầm ào sóng biển Trường Sa.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Không chỉ là tấm ảnh chụp chung của nhóm bạn thân hoặc tập thể lớp, kỷ yếu giờ đây được xem như là nơi lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học sinh, sinh viên và còn là minh chứng của sự trưởng thành. Để có những tấm ảnh đẹp của tuổi thanh xuân, nhiều bạn trẻ đã đầu tư từ công sức, thời gian, chất xám đến cả vật chất nhằm tạo ra những bộ ảnh kỷ yếu cá nhân ấn tượng, độc đáo.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Ngày 13/4, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực, các định hướng dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

fb yt zl tw