Cúng ông Công, ông Táo - nét đẹp văn hóa của người Việt

Phong tục cúng ông Công, ông Táo vào dịp cuối năm đã đi sâu vào đời sống người dân Việt Nam.

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người dân lại nô nức chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo, với hi vọng Ông sẽ giúp “giữ bếp lửa” gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.

Không khí cúng Táo quân

Việc cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những dấu mốc quan trọng khép lại năm cũ, quên những chuyện không may để chào đón một năm mới tràn đầy hy vọng. Ngửi mùi hương trầm, cùng nhau thả cá, mong cầu bình an,…trong thời tiết se lạnh là những thứ rõ nhất giúp cảm nhận Xuân sắp về.

Ra đường vào thời gian này, ta đã có thể cảm nhận được không khí rộn ràng và tấp nập. Người người nô nức mua sắm, bán buôn đồ đạc để chuẩn bị cúng Táo quân. Bên cạnh những nơi bán cá chép vàng, những cửa hàng bán đồ trang trí tết như: câu đối, đèn lồng, cành đào, cành mai cũng thu hút đông đảo khách hàng.

Chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo

Nếu trước kia nhiều người quan niệm sắm lễ vật càng lớn, càng đắt tiền sẽ được thần linh phù hộ nhiều hơn, thì vài năm trở lại đây, hầu hết người dân đều lựa chọn việc mua sắm ít nhưng đủ. Các thủ tục được rút gọn, sự an toàn và tươm tất là tiêu chí được đề cao khi chọn đồ dùng hay nguyên liệu thực phẩm.

Trước khi bày cỗ cúng, các gia đình thường sẽ bao bàn thờ, tỉa chân hương, thay chén nước và rượu sạch sẽ. Có nhà lựa chọn việc tự nấu cỗ, có nhà lại lựa chọn đặt đồ sẵn, nhưng đều chung mong muốn “lòng thành” sẽ được thể hiện qua mâm cúng nhà mình.

Ngoài đồ cúng, tiền vàng, gia chủ còn sắm sửa thêm 3 bộ quan phục bằng giấy và ba con cá khỏe mạnh để các Táo có phương tiện, quần áo mới và đầy đủ lộ phí để lên Thiên đình. Trên bàn thờ cũng đã xuất hiện những cành đào, cành mai và bánh chưng, bánh tét - “đặc sản” không thể thiếu được vào dịp Tết đến Xuân về.

Lễ cúng ông Công, ông Táo

Người dân thường thắp hương và thả cá sớm, vì theo quan niệm dân gian, Thiên đình sẽ đóng cửa vào 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, thả cá muộn các Táo sẽ không kịp lên báo cáo Ngọc Hoàng. 

Với người dân miền Trung, bên cạnh việc cúng ông Táo thì ngày 23 tháng Chạp còn là thời điểm dựng cây nêu trước nhà với hi vọng xua đuổi tà ma, tránh những điều xui xẻo. Người ta đùa nhau rằng “Cứ thấy cây nêu là thấy Tết, là đã đến lúc mời các cụ về nhà ăn Tết cùng con cháu”.

Trở thành thông lệ hàng năm của hầu hết người Việt, tục cúng ông Công, ông Táo cần được xây dựng, bảo tồn để luôn là nét đẹp văn hoá Việt Nam.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiếp ảnh gia người Việt đạt giải ảnh báo chí thế giới làm giám khảo cuộc thi "Bảo tồn nguồn nước, Nuôi dưỡng tương lai"

Nhiếp ảnh gia người Việt đạt giải ảnh báo chí thế giới làm giám khảo cuộc thi "Bảo tồn nguồn nước, Nuôi dưỡng tương lai"

Nhiếp ảnh gia Maika Elan (tên thật là Nguyễn Thanh Hải) - người Việt đầu tiên đạt giải thưởng ảnh báo chí thế giới, chính thức trở thành giám khảo của cuộc thi ảnh “Bảo tồn nguồn nước, Nuôi dưỡng tương lai” do Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Đại sứ quán (ĐSQ) Nhật Bản.

fb yt zl tw