Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đối ngoại

LCĐT – Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Cùng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh.

Tham dự hội nghị các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban Đảng, các bộ, ngành Trung ương và địa phương; Cán bộ thực hiện công tác đối ngoại của các cơ quan, tổ chức; các Đại sứ, Tổng Lãnh sự; cán bộ các cơ quan liên quan; các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài... Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) và trực tuyến tới các điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, các ban, bộ, ngành và cơ quan trực thuộc Trung ương.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành của tỉnh.

Vị thế quốc tế của đất nước không ngừng được nâng cao

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã báo cáo tóm tắt những thành tựu công tác đối ngoại trong 5 năm qua (2016 – 2021).  Theo đó, trong tổng thể các thành tựu của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của đối ngoại và hội nhập quốc tế. Công tác đối ngoại được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đặc biệt quan tâm, chủ động triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng. Vị thế quốc tế của đất nước không ngừng được nâng cao thông qua việc nâng tầm đối ngoại đa phương và đảm nhận thành công nhiều trọng trách quốc tế quan trọng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh báo cáo kết quả công tác đối ngoại thời gian qua.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh báo cáo kết quả công tác đối ngoại thời gian qua.

Xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Chính trị khoá XI đã ban hành Nghị quyết 22 về Hội nhập quốc tế, quyết định chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập toàn diện; Hội nghị Trung ương 4 khoá XII ban hành Nghị quyết 06 về "Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới"; Chỉ thị 32 của Bộ Chính trị, ngày 18/02/2019 về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới.

Đối ngoại đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, bao gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và tất cả các thành viên ASEAN. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Các tổ chức hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1.200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài.

Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều đột phá, qua đó đã mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác; 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Trong đại dịch Covid-19, chúng ta đã triển khai quyết liệt, kịp thời và hiệu quả công tác ngoại giao y tế/vaccine trên cả kênh song phương và đa phương.

Kết hợp chặt chẽ ba trụ cột đối ngoại

Hội nghị cũng nhìn nhận những hạn chế trong công tác đối ngoại thời gian qua, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm và xác định các nhiệm vụ đối ngoại quan trọng cần đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới. Trong khuôn khổ hội nghị đã tiến hành thảo luận, tham luận đóng góp các ý kiến nhằm hướng tới xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, trong giai đoạn mới; phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh…

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước và triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII đã đề ra, hoạt động đối ngoại cần tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức tổ chức hoạt động, tập trung vào 9 nhiệm vụ trọng tâm, đó là xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân. Củng cố tin cậy chính trị, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế; tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân và giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh; giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam kết hợp với văn hoá truyền thống của dân tộc, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khoa học, lý luận ngoại giao Việt Nam…

Tiếp tục tạo thế và lực cho ngoại giao Việt Nam

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đây là hội nghị đối ngoại đầu tiên do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo tổ chức, thực hiện để bàn về đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân của cả hệ thống chính trị. Thông qua hội nghị có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn của công tác đối ngoại trong tổng thể chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho toàn hệ thống chính trị, cho các cấp, các ngành trong hoạt động đối ngoại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bất kì quốc gia, dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển đều phải xử lý 2 vấn đề cơ bản, đó là đối nội và đối ngoại. Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã luôn chú trọng hoạt động đối ngoại, tạo dựng những truyền thống và bản sắc riêng rất độc đáo của nền ngoại giao và hoạt động đối ngoại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những thành tựu của ngoại giao Việt Nam trong thời gian qua và rút ra 5 bài học cho ngành ngoại giao Việt Nam, đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xử lý hài hòa giữa lợi ích quốc gia dân tộc và nghĩa vụ trách nhiệm quốc tế; kiên định trong nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và linh hoạt trong sách lược; bài học về công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước trong nhạy bén nhận định tình hình, quyết đoán trong đưa ra chủ trương chính sách.

Tổng Bí thư đề nghị ngành ngoại giao cần tiếp tục thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, kịp thời có giải pháp trong công tác đối ngoại; tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng vì lợi ích quốc gia, dân tộc; phát huy tối đa mọi thuận lợi của đất nước để chủ động, tích cực tham gia đóng góp xây dựng, định hình các cơ chế đa phương, thực hiện Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư về nâng tầm quan hệ đối ngoại đa phương; cần mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động đối ngoại, nhất là kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh, quốc phòng với các nước; hết sức coi trọng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tập trung đánh giá phân tích kỹ lưỡng xu hướng chính sách và quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, khu vực, các thiên hướng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên thế giới, nhất là trước sự tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự nguy hại của dịch bệnh, biến đổi khí hậu; chú trọng công tác tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ làm công tác đối ngoại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đi thông điệp quyết tâm xây dựng trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam: "Cây tre Việt Nam gốc thì vững chắc, cành thì uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường, không có cơn gió nào quật ngã được", đó là sự đặc sắc và độc đáo của đất nước ta. Trường phái ngoại giao của đất nước thấm từ tâm hồn, cốt cách, khí phách của Việt Nam, mềm mại, khôn khéo, rất kiên cường, linh hoạt sáng tạo, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo

Sáng 17/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chủ trì cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo tiến độ thực hiện và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh triển khai dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững (Dự án 5) và Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Dự án 1).

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Cần chính sách đặc thù bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý hiếm

Cần chính sách đặc thù bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý hiếm

Tham gia thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền…

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Đảng bộ huyện Bảo Yên: Phát huy tinh thần đổi mới, đột phá, phát triển

Đảng bộ huyện Bảo Yên: Phát huy tinh thần đổi mới, đột phá, phát triển

Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có chủ đề: “Đoàn kết - dân chủ - đổi mới - phát triển”, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài tinh thần đoàn kết, dân chủ, sự tích cực đổi mới trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương đã mang lại những đột phá, đổi thay rõ rệt tại “huyện cửa ngõ” chính yếu của tỉnh.

fb yt zl tw