Biến thể Omicron khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á tăng cường các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. (Ảnh: AFP)
 Biến thể Omicron khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á tăng cường các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. (Ảnh: AFP)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 75.849.570 ca mắc COVID-19, trong đó 1.437.191 ca tử vong. Hết ngày 6/12, châu lục này ghi nhận đã có thêm 251.097 ca nhiễm mới và 3.061 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 51.459 ca, trong đó 41 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang dẫn đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 10.515.239 ca nhiễm và 145.646 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.184 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.833.749 ca nhiễm COVID-19, trong đó 282.462 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Đức (39.330 ca); Hà Lan (20.965 ca); Hungrary (22.699 ca); Ba Lan (13.250 ca); Pháp (11.308 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 82.618.630 ca nhiễm và 1.224.281 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 74.245 ca mắc 946 trường hợp tử vong mới.  Riêng tại châu Á có 79.865.359 ca được điều trị khỏi; 1.528.990 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 29.994 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.648.086 ca mắc COVID-19, trong đó 473.537 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 20.033 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 8.921.150 ca nhiễm COVID-19 và 78.017 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 59.806.215 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.201.814 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 50.060.963 ca nhiễm COVID-19, trong đó 809.367 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (54.210 ca); Canada (2.076 ca); Mexico (970 ca)…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 39.095.786 ca, trong đó 1.183.938 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.147.476 ca nhiễm, trong đó 615.744 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.828.757 ca nhiễm, trong đó 224.314 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 3.038.075 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.975 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 378.648 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.270 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.282 ca); Fiji (10 ca); New Caledonia (24 ca), và New Zealand (136 ca).

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 20.416 ca mắc COVID-19 và 378 ca tử vong vì dịch bệnh. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 130 ca bệnh mới và chỉ có 9 ca tử vong..

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao dù số ca mắc mới không tăng mạnh. Ngày 6/12, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 113 trường hợp, cao thứ hai khu vực.

Ngày 6/12, giới chức Thái Lan cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, như vậy trở thành nước thứ 47 phát hiện biến thể mới này của virus SARS-CoV-2. Phát biểu tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) Thái Lan Opas Karnkawinpong cho biết ca đầu tiên xác nhận nhiễm biến thể Omicron (ở Thái Lan) là một nam công dân Mỹ, 35 tuổi, đã sinh sống ở Tây Ban Nha trong 1 năm trước khi tới Thái Lan vào cuối tháng trước. Ông Opas cho biết bệnh nhân có biểu hiện mắc bệnh ở thể nhẹ. 

Thái Lan cấm nhập cảnh với hành khách đến từ 8 nước châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe từ đầu tháng 12 do lo ngại nguy cơ lây nhiễm biến chủng Omicron. Chính quyền nước này cũng hạn chế đi lại với các nước châu Phi khác và đang theo dõi những trường hợp nghi nhiễm trong các hành khách nước ngoài.

Trong 24 giờ qua, Thái Lan ghi nhận thêm 4.000 ca mắc mới COVID-19 và 22 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh ở nước này đến nay lên hơn 2,1 triệu ca, trong đó có 20.966 ca tử vong. Theo số liệu của Bộ Y tế Thái Lan, hơn 57% dân số nước này đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19.

Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi, ngày 6/12, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.