Thôn văn hóa bên sông

LCĐT - Lần theo câu hát “Anh vượt Mã Yên Sơn về sông Hồng quê em yêu dấu. Dòng sông có từ bao đời quanh năm chảy đỏ lựng phù sa, thương người sông bồi nên bãi cho mượt mà ngô lúa xanh tươi…”, tôi đi qua những nếp nhà kiên cố ẩn hiện dưới bóng cây hồng trĩu quả, gặp nhịp sống hối hả kèm những nụ cười duyên của người dân, minh chứng một cuộc sống no ấm đang hiện hữu trên miền đất này.

Thôn Liên Hà 6, xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) đã gắn với người dân ở Hưng Yên lên khai hoang từ năm 1962 với tên gọi thuở khai lập: Hợp tác xã nông nghiệp An Khánh. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất nằm ven sông Hồng trước đây còn hoang sơ, nghèo khó, nay là khu dân cư nhộn nhịp, đầm ấm trong sự đoàn kết, chia vui, sẻ buồn của những người từ dưới xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới. Mỗi tấc đất vùng này đã thấm đẫm bao mồ hôi, công sức của những người dân đi khai khẩn đất hoang. Đưa chúng tôi đi tham quan, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Nguyễn Văn Khánh cho biết: Thôn Liên Hà 6 được chọn mô hình điểm xây dựng làng văn hóa từ năm 1999 và liên tục hơn 20 năm giữ vững danh hiệu này. Đây cũng là thôn đầu tiên của xã huy động sức dân hiến đất, đóng góp tiền của, công sức đổ bê tông đường giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thôn văn hóa bên sông ảnh 1
Đường vào thôn Liên Hà 6, xã Bảo Hà.

Ngược dòng thời gian vào những năm 60 của thế kỷ trước, đội tiền trạm gồm chủ nhiệm Nguyễn Văn Khiết cùng hơn 100 người, trong đó có 33 đảng viên, đoàn viên, bộ đội phục viên là hạt nhân nòng cốt lỉnh kỉnh tư trang, dụng cụ canh tác và cây, con giống ngược tàu đến nơi mà dân gian từng đúc kết vùng đất khắc nghiệt qua câu cửa miệng “cọp Bảo Hà, ma Trái Hút” nghe mà rợn cả người.

Sau 18 tháng xây dựng cơ bản, 56 hộ đầu tiên xứ nhãn lồng nổi tiếng ngọt ngon thuộc xã Hùng An, huyện Kim Động bám trụ sinh cơ lập nghiệp. Cụ Phạm Ngọc Túc tuổi ngoài cửu thập, người đã gắn bó với vùng đất này hơn nửa thế kỷ qua nhớ lại: Những năm 1965 - 1967, mặc dù phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ nhưng cán bộ, xã viên vẫn tập trung sản xuất nông nghiệp toàn diện, vững chắc theo hướng đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng, áp dụng khoa học, kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất, đạt 5,23 tấn/ha. Hợp tác xã nông nghiệp An Khánh là 1 trong 10 hợp tác xã dẫn đầu huyện Bảo Yên về phong trào xây dựng “cánh đồng 5 tấn”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, An Khánh có hàng chục người được tặng thưởng Huân, Huy chương các hạng.

Bí thư Chi bộ Nguyễn Văn Khánh cho biết: Khi mới bắt tay xây dựng nông thôn mới, Liên Hà 6 thuộc diện nghèo khó, đây là vấn đề khiến cán bộ, đảng viên của thôn trăn trở. Phát huy truyền thống cách mạng, chi bộ, ban quản lý thôn cùng các tổ chức đoàn thể đã vận động người dân đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa mô hình kinh tế hộ. Thôn có 94 hộ, 310 nhân khẩu, người dân tích cực phát triển kinh tế, chỉnh trang nhà ở, vườn, từ một nghề trồng trọt, chăn nuôi, nay thôn có thêm nhiều ngành nghề dịch vụ khác như buôn bán nhỏ, xây dựng, vận tải khách và hàng hóa… Với 16 ha đất nông nghiệp, người dân Liên Hà 6 đã cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình vườn mẫu. Đến nay, thôn đã cải tạo vườn tạp trồng các loại cây ăn quả đặc sản với hơn 40 ha gồm hồng không hạt, thanh long ruột đỏ, đại táo và chanh Đà Lạt. Người dân trong thôn đoàn kết cùng nhau phát triển gia trại, ngành nghề dịch vụ. Nhiều hộ mở dịch vụ khai thác vật liệu xây dựng, trại chăn nuôi, mua xe vận tải, xe khách, tiêu biểu như các hộ: Lê Văn Toản, Lê Văn Ngưu thu nhập mỗi năm từ 300 triệu đồng trở lên.

Kinh tế được nâng lên, người dân đóng góp làm đường điện, xây nhà văn hóa khang trang rộng 120 m2, khuôn viên rộng rãi, có sân bóng đá, bóng chuyền nằm giữa trung tâm thôn, trở thành nơi sinh hoạt và thu hút sự tham gia của cộng đồng; hoàn thành các tuyến đường trục thôn bê tông dài 4,5 km. Diện mạo của thôn Liên Hà 6 thay đổi, từ nhà văn hóa, đường giao thông phong quang, sạch đẹp, không khí trong lành. Ngoài việc phát triển kinh tế, người dân trong thôn luôn tự giác, hăng hái tham gia làm đẹp đường làng, ngõ xóm, trồng hoa ven đường, giữ gìn vệ sinh chung. Đến nay, 95% hộ trong thôn đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, nhiều gia đình xây dựng thành công mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Trên địa bàn thôn không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác được kiềm chế. Thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.

Đến thôn Liên Hà 6, chúng tôi còn ghi nhận những tấm lòng nhân nghĩa, nặng tình tương thân, tương ái. 94 hộ trong cộng đồng đã đóng góp hàng trăm triệu đồng làm nhà tình thương, đóng góp Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam và quỹ xóa đói, giảm nghèo…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

fb yt zl tw