Sản xuất vụ đông: Chuyển từ “lượng” sang “chất”

LCĐT - Những năm trước, ngành nông nghiệp có kế hoạch sản xuất vụ đông đều trên 10.000 ha, nhưng năm nay, con số này chỉ còn 4.000 ha. Tuy giảm về diện tích, nhưng vụ đông 2021 - 2022, ngành nông nghiệp định hướng tập trung sản xuất các cây trồng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua chuỗi giá trị, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất.

Như thông lệ, cứ sau khi kết thúc thu hoạch lúa mùa, người dân các địa phương trong tỉnh lại khẩn trương làm đất, lên luống để sản xuất vụ đông. Bên cạnh những cây lương thực, vụ đông dần trở thành vụ sản xuất chính giúp bà con tăng thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Trên các chân ruộng 1 vụ vùng cao và ruộng 2 vụ vùng thấp, tùy theo đặc thù thời tiết, người dân lựa chọn các cây trồng có thị trường tiêu thụ ổn định và giá trị kinh tế cao như ngô ngọt, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại và hoa. Trung tuần tháng 11, người dân các địa phương đã làm đất và trồng xong hơn 4.000 ha cây vụ đông.

Sản xuất vụ đông: Chuyển từ “lượng” sang “chất” ảnh 1
Kiểm tra sự phát triển của cây dưa tại xã Gia Phú (Bảo Thắng).

Tại thôn Mom Đào, xã Thái Niên (Bảo Thắng), giữa tháng 11, diện tích dưa leo được trồng vào trà sớm vụ đông đã cho thu hoạch. Vụ đông năm nay, người dân Mom Đào cùng một số thôn lân cận tiếp tục liên kết với doanh nghiệp trồng gần 6 ha dưa. Dưa sau thu hoạch được đóng thành từng túi, tập kết tại một địa điểm, sau đó được xe thu mua, vận chuyển về xuôi. Chị Phạm Thị Hương, thôn Mom Đào cho biết: Sau vụ trồng lúa, người dân chúng tôi đã quen với việc trồng rau, màu vào vụ đông. Chúng tôi thường trồng rau, khoai, đậu và hoa phục vụ thị trường tết Nguyên đán. Những năm gần đây, một số hộ liên kết với doanh nghiệp trồng dưa. Có liên kết sản xuất, chúng tôi yên tâm hơn vì không phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tương tự, tại xã Gia Phú (Bảo Thắng), người dân một số thôn khu vực ven sông Hồng như Soi Cờ, Soi Giá, Bến Phà, Xuân Tư… cũng tận dụng điều kiện thuận lợi, liên kết với doanh nghiệp trồng 4 ha dưa leo. Dưa được trồng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, người dân tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Hằng ngày, những quả dưa có kích thước, trọng lượng đồng đều được thu hoạch, phục vụ thị trường các tỉnh miền xuôi. Đây là năm thứ 2 người dân Gia Phú liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Mô hình liên kết được triển khai từ vụ đông năm 2020 - 2021, phát huy hiệu quả rõ rệt nên tiếp tục được duy trì và định hướng nhân rộng trong những năm tới và cả những vụ sản xuất khác trong năm.

Không chỉ Bảo Thắng, tại các địa phương khác, những mối liên kết sản xuất rau, củ mang lại hiệu quả từ những vụ đông trước tiếp tục được triển khai trong vụ đông năm nay. Người dân đã hình thành thói quen tuân thủ hợp tác, liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Đặc biệt, tại những địa phương vùng cao như Bắc Hà, Sa Pa, Si Ma Cai, Mường Khương có lợi thế trồng rau trái vụ và vụ đông sớm, những mối liên kết này cũng phát huy hiệu quả rõ rệt.

Ngay sau khi kế hoạch sản xuất vụ đông được ban hành, ngành nông nghiệp hướng dẫn các địa phương căn cứ thực tế, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, thị trường, chủ động trong sản xuất. Mỗi địa phương lựa chọn và chỉ đạo thực hiện thành công ít nhất 1 mô hình sản xuất, như cây trồng mới, sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm, đổi mới phương thức sản xuất hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mô hình thuê đất, thuê nhân công lao động… nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 4.000 ha cây vụ đông, ưu tiên các loại cây trồng có liên kết sản xuất, có thị trường tiêu thụ ổn định, phấn đấu đạt 93 triệu đồng/ha. Bên cạnh diện tích sản xuất theo kế hoạch, người dân duy trì sản xuất an sinh (phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc liên kết sản xuất với các doanh nghiệp thu mua tại các tỉnh khác gặp khó khăn, nhưng các mối liên kết nội tỉnh vẫn được duy trì. Vụ đông này, kế hoạch sản xuất giao là không lớn về số lượng (diện tích) mà đòi hỏi đảm bảo chất lượng (hiệu quả sản xuất).

“Trong vụ đông này, các địa phương cần nắm tình hình thời tiết và nhu cầu của thị trường (trong tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp), khuyến cáo quy mô sản xuất từng loại cây trồng, bố trí hợp lý cơ cấu nhóm cây ưa ấm, ưa lạnh và nhóm trung tính. Mở rộng sản xuất cây có củ, quả thuận tiện trong việc vận chuyển và bảo quản lâu dài như khoai tây, khoai lang, cà chua, su hào, củ cải… Bố trí trồng luân canh, xen canh, rải vụ các loại rau ăn lá, tăng cường đầu tư chăm sóc để nâng cao năng suất, đảm bảo nguồn cung, hạn chế dư thừa trong thời gian chính vụ”, bà Nguyễn Thị Hà khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

fb yt zl tw