Tháo rào cản cho kinh tế tập thể

LCĐT - Từ khi Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (Nghị quyết 13) được ban hành, kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển đa dạng về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Thế nhưng, kinh tế tập thể vẫn chưa phát huy hết thế mạnh do còn nhiều rào cản.

Sự phát triển vượt bậc của kinh tế tập thể

Năm 2003, toàn tỉnh có 710 tổ hợp tác với gần 3.000 thành viên, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm qua, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng về số lượng và hoạt động từng bước đi vào nền nếp. Ước tính đến hết năm 2021, có gần 7.500 tổ hợp tác với hơn 100.000 thành viên, trong đó 4.447 tổ hợp tác (chiếm 59,98%) có chứng thực. Tổ hợp tác phần lớn được thành lập trên cơ sở nhu cầu thực tế của kinh tế thành viên, hoạt động rất đa dạng, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản nhưng thiết thực, phù hợp với trình độ người dân. Phần lớn tổ hợp tác hoạt động theo hình thức hỗ trợ lẫn nhau, liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn.

Năm 2002, toàn tỉnh có 97 hợp tác xã. Ước tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 435 hợp tác xã. Giai đoạn 2002 - 2021, số lượng hợp tác xã trong toàn tỉnh tăng 448%. Dự kiến năm 2021, doanh thu bình quân khoảng 773 triệu đồng/hợp tác xã. Đóng góp của khu vực hợp tác xã vào khoảng 0,15% GRDP của tỉnh.

Sản xuất gạo đặc sản séng cù tại Hợp tác xã Tiên Phong Mường Vi (Bát Xát).
Sản xuất gạo đặc sản séng cù tại Hợp tác xã Tiên Phong Mường Vi (Bát Xát).

Mặc dù có đóng góp quan trọng vào GRDP, nhưng tốc độ tăng trưởng của khu vực hợp tác xã thấp. Tuy nhiên, vai trò lớn nhất của khu vực hợp tác xã là đóng góp gián tiếp thông qua tác động tới kinh tế thành viên (chủ yếu thuộc khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình). Hợp tác xã cũng là “cầu nối” quan trọng kết nối kinh tế hộ đơn lẻ thành một tập thể, tạo ra hàng hóa với những sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để đưa vào thị trường.

Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có có 92 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 52 sản phẩm của 30 hợp tác xã được cấp chứng nhận. Một số sản phẩm của các hợp tác xã được xếp hạng cao như chè shan hữu cơ xếp hạng 5 sao; rượu Bản Phố, gạo séng cù Mường Vi, su su Sa Pa xếp hạng 4 sao; dịch vụ du lịch sinh thái vườn đá Tả Phìn xếp hạng 4 sao...

Thực hiện Nghị quyết 13, các hợp tác xã sau khi tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012 bước đầu đã ổn định và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động. Các hợp tác xã mới thành lập đã tuân thủ những quy định của luật, các nguyên tắc, giá trị, bản chất hợp tác xã. Nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới. Một số hợp tác xã tiêu biểu như Hợp tác xã Chăn nuôi Quý Hiền, Hợp tác xã Mai Anh, Hợp tác xã Duy Phong, Hợp tác xã Dịch vụ nông - lâm nghiệp và xây dựng Quang Vinh…

Những năm qua, hoạt động của các hợp tác xã được mở rộng từ đơn ngành sang đa ngành; một số hợp tác xã đã ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu thập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Vẫn còn nhiều rào cản

Dù có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, kinh tế tập thể, hợp tác xã bước đầu đã có sự cải thiện cả về lượng và chất nhưng chưa đồng đều, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn và thị trường. Chính sách hỗ trợ hợp tác xã ban hành nhiều nhưng thiếu nguồn lực thực hiện, rất ít hợp tác xã tiếp cận được các chính sách hỗ trợ về tín dụng, đất đai, hạ tầng sản xuất. Các chính sách hầu hết lồng ghép nhưng khó áp dụng do các hợp tác xã không phải đối tượng áp dụng và hưởng lợi. Năng lực của nhiều hợp tác xã còn yếu, thiếu nguồn lực đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhiều hợp tác xã thiếu cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn; máy móc, thiết bị, hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp lạc hậu, nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao.

Ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh khẳng định: Thực hiện Nghị quyết 13, kinh tế tập thể tại Lào Cai đã bộc lộ 6 vấn đề lớn cần tháo gỡ, đó là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực; chính sách đất đai; tài chính và tín dụng; khoa học - công nghệ; xúc tiến đầu tư; cơ sở vật chất thiết yếu. Mỗi rào cản cần xây dựng phương án cụ thể để tháo gỡ. “Theo tôi, để tháo rào cản cho kinh tế tập thể thì vấn đề lớn nhất và cần được ưu tiên giải quyết chính là chính sách, đặc biệt là các chính sách về đất đai và tài chính, tín dụng. Hiện có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, nhưng hầu như hợp tác xã không tiếp cận được. Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ thực hiện thí điểm, hỗ trợ một số hợp tác xã trong việc tháo gỡ từng rào cản, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các hợp tác xã còn lại, góp phần phát huy tiềm năng, vai trò của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế - xã hội” - ông Hùng nói.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

fb yt zl tw