Những ngày “sống chậm”

LCĐT - Đều là những người trẻ, ưa dịch chuyển, thích khám phá đó đây, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, họ phải tạm dừng đam mê của mình, chuyển sang làm những công việc hạn chế đi lại, tránh tiếp xúc đông người.

Những ngày “sống chậm” ảnh 1
Nguyễn Thế Vũ là vloger được nhiều người trẻ biết đến.

Lan tỏa thông điệp “ở nhà vẫn vui”

Anh Nguyễn Thế Vũ ở thành phố Lào Cai là một vloger về du lịch và ẩm thực không xa lạ đối với giới trẻ trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, instagam hay tiktok. Các tài khoản như Thevuday, Vũ Ăn sập… có hàng nghìn lượt theo dõi, những video mà anh đăng tải hoặc phát trực tiếp thu hút hàng nghìn lượt yêu thích và hàng trăm lượt bình luận.

Là sinh viên học truyền hình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Vũ đã rất năng động, thích khám phá đó đây. Sau khi tốt nghiệp, anh ở lại Hà Nội và trở thành một vloger. Vũ đi nhiều địa điểm trên cả nước, tự quay, dựng và giới thiệu với mọi người về các điểm du lịch hấp dẫn, những món ăn ngon ở các vùng miền. Đại dịch Covid-19 bùng phát, để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, Vũ buộc phải dừng di chuyển. Vũ đã quyết định về Lào Cai, chọn một homestay yên tĩnh tại Sa Pa để ở và đa phần hoạt động, công việc gói gọn tại nơi đang sống. Thay vì đi khắp nơi trên cả nước, anh chỉ giới thiệu nét đẹp, cảnh quan của Sa Pa, chia sẻ với mọi người vẻ đẹp của quê hương mình. Khi các quán ăn không thể mở cửa để trực tiếp đến thưởng thức, Vũ lựa chọn đặt hàng mang về nhà tự chế biến. Vậy là thay vì đến nhà hàng, anh ở nhà vẫn có thể quay các video, chia sẻ về những sản phẩm mình đang sử dụng.

Fanpage của Vũ trên facebook hiện có hơn 57 nghìn người theo dõi, trên kênh tiktok có hơn 257 nghìn người và hơn 2 triệu lượt yêu thích. Vũ tâm sự: Những thứ mình đang làm không chỉ là đam mê, mà còn là công việc. Đại dịch Covid-19 bùng phát, để duy trì thu nhập và thỏa mãn sở thích, mình phải linh động, sáng tạo trong công việc, biến những bất lợi trở thành lợi thế. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, hầu hết hoạt động của người dân gói gọn trong nhà, nhu cầu sử dụng mạng xã hội sẽ cao hơn. Thế nên, những video có nội dung ý nghĩa, thiết thực sẽ thu hút đông người xem. Đặc biệt, thông qua các video đăng lên, mình còn muốn truyền tải đến người xem, đặc biệt là các bạn trẻ năng lượng tích cực và thông điệp ở nhà vẫn vui, ở nhà không nhàm chán nếu như chịu khó tìm tòi, năng động và sáng tạo.

Thời điểm thích hợp để bổ sung kiến thức

Tại lớp Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành K21 của Trường Cao đẳng Lào Cai có một lớp trưởng lớn tuổi nhất lớp. Hà Văn Cương đang làm tại Công ty TNHH Vietup Travel đã quyết định quay trở lại ghế nhà trường sau 2 năm sao nhãng việc học. Trở thành tân sinh viên khi bước vào tuổi 24 với Cương tưởng như không ngờ, nhưng lại là quyết định sáng suốt.

So với nhiều bạn cùng trang lứa, Cương đam mê công việc và quyết định dấn thân vào ngành du lịch từ khi còn khá trẻ. 24 tuổi, cậu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc lên ý tưởng, tổ chức và dẫn các tour du lịch, chủ yếu là du lịch mạo hiểm như leo núi, trekking, cắm trại, đua xe đạp… Thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, công việc diễn ra thuận lợi. Việc dẫn tour đã cuốn cậu đi, vậy nên dù đã là sinh viên năm cuối ngành Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành, cậu vẫn quyết định bỏ ngang để dành toàn bộ thời gian cho công việc, phối hợp với cộng sự tự thành lập công ty du lịch.

Hà Văn Cương hiện là lớp trưởng gương mẫu.
Hà Văn Cương hiện là lớp trưởng gương mẫu.

Đại dịch Covid-19 bùng phát, từ một người đang làm nghề “hot”, cậu gần như thất nghiệp khi du lịch “đóng băng”. Mất khoảng 3 tháng đầu khi xảy ra dịch Covid-19, Cương đầu tư xây dựng hình ảnh cho công ty, nuôi hy vọng đại dịch qua đi và ngành du lịch sẽ nhộn nhịp trở lại. Thế nhưng, đại dịch diễn biến phức tạp hơn. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cậu quyết định nộp hồ sơ và quay lại trường học. Cương chia sẻ: Đại dịch Covid-19 giống như một “nốt lặng” đến với cuộc sống sôi động, bận rộn của mình trong gần 2 năm qua. Nó giống như một biến cố, nhưng cũng là khoảng thời gian để mình suy nghĩ, nhìn nhận lại con đường đang đi. Quyết định quay trở lại trường và bắt đầu việc học từ đầu với mình là việc làm đúng đắn, muốn kinh doanh phải có nền tảng vững vàng, được đào tạo chuyên nghiệp. Việc trở thành sinh viên lớn tuổi nhất lớp, mình không ngại, hy vọng rằng những kinh nghiệm thực tế sau khoảng thời gian dài làm việc có thể hỗ trợ việc học cũng như chia sẻ với các bạn cùng lớp. Những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường cũng sẽ là hành trang vững chắc để mình phát triển công việc tại công ty được tốt hơn khi dịch Covid-19 qua đi.

Gắn kết hơn với gia đình thân yêu

Hoàng Trúc Quỳnh ở thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) là sinh viên năm 2, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Thế nhưng, từ đầu năm học tới giờ đã gần 1 tháng, Quỳnh vẫn phải ở nhà và học trực tuyến. Quỳnh có năng khiếu hội họa và yêu thích các hoạt động ngoài trời. Ngay từ khi còn học THPT, cô đã được gia đình cho tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quỳnh thường xuyên cùng bố đi khám phá mảnh đất, con người và văn hóa các dân tộc thiểu số; tham gia làm nhân vật trải nghiệm cho một số chương trình truyền hình thực tế khi quay tại Y Tý, Mường Hum. Những chuyến đi giúp Quỳnh thêm hiểu biết, kỹ năng sống và là nguồn cảm hứng để cô có nhiều ý tưởng sáng tạo trong các bức vẽ của mình.

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Quỳnh không thể xuống trường học, việc đi lại khám phá con người và những vùng đất mới cũng bị hạn chế. Để thời gian sau giờ học trực tuyến không bị nhàm chán, bí bách, Quỳnh tích cực tham gia trực tuyến các cuộc thi, câu lạc bộ liên quan đến hội họa, đồng thời tham gia các khóa học về kỹ năng sống thông qua các kênh trên mạng xã hội. Thay vì khám phá những điều mới lạ để có cảm hứng sáng tác, Quỳnh lựa chọn tập trung khai thác những thứ gần gũi. Cây trong vườn, con mèo đang nuôi hoặc chú chó trông nhà cũng được xuất hiện trong các bức vẽ của Quỳnh, những thứ thân thuộc nay bỗng trở nên nên thơ, có tính nghệ thuật. Quỳnh chia sẻ: Ngoài giờ học và sáng tác, mình còn có nhiều thời gian phụ giúp bố mẹ nấu nướng. Tay nghề nấu ăn nâng lên một chút cũng là cách để mình tự tin sống tự lập khi xuống trường học.

Hoàng Trúc Quỳnh không ngừng sáng tạo trong các bức vẽ.
Hoàng Trúc Quỳnh không ngừng sáng tạo trong các bức vẽ. 

Thay lời kết

Vũ, Cương, Quỳnh là 3 trong số nhiều bạn trẻ năng động, sáng tạo và có lối sống tích cực. Đại dịch khiến cuộc sống gặp khó khăn, thế nhưng thay vì tham gia các hoạt động vô bổ, những bạn trẻ này đã lựa chọn những ngày “sống chậm” nhưng vẫn tạo cho mình những điều thú vị, đầy màu sắc và truyền đi năng lượng tích cực cho mọi người.
 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024, các đơn vị trường học trong tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện mặc trang phục truyền thống dân tộc mình đồng bộ từ ngày 15/4 đến ngày 19/4.

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Không chỉ là tấm ảnh chụp chung của nhóm bạn thân hoặc tập thể lớp, kỷ yếu giờ đây được xem như là nơi lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học sinh, sinh viên và còn là minh chứng của sự trưởng thành. Để có những tấm ảnh đẹp của tuổi thanh xuân, nhiều bạn trẻ đã đầu tư từ công sức, thời gian, chất xám đến cả vật chất nhằm tạo ra những bộ ảnh kỷ yếu cá nhân ấn tượng, độc đáo.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

fb yt zl tw