Ngày quốc tế xóa nghèo: Cùng nhau xây dựng tương lai

Đói nghèo là lực cản đối với sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói, vì vậy, luôn được đặt vào trung tâm trong mọi chương trình hành động quốc gia và quốc tế. Ngày quốc tế xóa nghèo (17/10) là dịp để cộng đồng quốc tế cùng nêu cao quyết tâm hành động nhằm hướng tới một cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc.

Cuộc sống của nhiều người dân tại châu Phi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. (Ảnh: Khánh Linh)
 Cuộc sống của nhiều người dân tại châu Phi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. (Ảnh: Khánh Linh)

Ngày quốc tế xóa nghèo đầu tiên được kỷ niệm cách đây 34 năm. Ngày 17/10/1987, khoảng 100.000 người đã tập trung tại quảng trường Trocadéro ở Paris (Pháp), nơi bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã được ký vào năm 1948, để  tưởng niệm các nạn nhân của bạo lực, nghèo cùng cực và nạn đói. Họ tuyên bố rằng nghèo đói là một sự vi phạm các quyền con người, đồng thời khẳng định sự cần thiết phải cùng chung tay hành động để bảo đảm rằng các quyền con người được tôn trọng. Niềm tin, niềm hy vọng đó của đông đảo quần chúng đã được khắc trên một hòn đá tưởng niệm được dựng lên vào ngày này. Kể từ đó, hàng năm, vào ngày 17/10, mọi người dân, từ mọi quốc gia, với mọi nguồn gốc, tín ngưỡng đều tập hợp lại để nối dài các cam kết và thể hiện tình đoàn kết với người nghèo. Một bản sao của hòn đá kỷ niệm đã được đặt trong khu vườn thuộc trụ sở chính của Liên hợp quốc và đây cũng chính là nơi Ban Thư ký của Liên hợp quốc ở New York tổ chức lễ kỷ niệm hàng năm.

Với Nghị quyết 47/196 thông qua vào ngày 22/12/1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức tuyên bố ngày 17/10 hàng năm là Ngày quốc tế xóa nghèo và kêu gọi tất cả các quốc gia cùng kỷ niệm ngày này, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng nước mà tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm loại bỏ nghèo đói và khổ đau. Nghị quyết của Liên hợp quốc cũng tiếp tục mời gọi các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ giúp đỡ các nước, theo yêu cầu của họ, trong việc tổ chức các hoạt động quốc gia để đánh dấu ngày kỷ niệm và yêu cầu Tổng thư ký để có những biện pháp cần thiết, trong phạm vi nguồn lực sẵn có, bảo đảm sự thành công của các hoạt động do Liên hợp quốc thực hiện nhân dịp Ngày quốc tế xóa nghèo.

Ngày kỷ niệm này không chỉ là một cơ hội để tôn vinh những nỗ lực và cuộc đấu tranh của những người sống trong nghèo đói mà còn tạo ra cơ hội cho những người này thể hiện tiếng nói của mình. Ngày kỷ niệm 17/10 cũng phản ánh ý chí của người dân sống trong cảnh nghèo đói sử dụng kỹ năng của chính họ đóng góp vào việc loại bỏ mối đe dọa này.

Nghèo đói không chỉ là vấn đề kinh tế

Không thể phủ nhận rằng thế giới chứng kiến mức độ phát triển chưa từng thấy của kinh tế, các phương tiện kỹ thuật và nguồn lực tài chính, tuy nhiên trong bối cảnh đó vẫn tồn tại thực tế là hàng triệu người phải sống trong cảnh nghèo đói, nguồn gốc dẫn tới những bất ổn sâu sắc về mặt tinh thần. Nghèo đói, do vậy, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là một hiện tượng đa chiều, bao gồm việc thiếu thu nhập và thiếu năng lực cơ bản để sống.

Những người sống trong cảnh nghèo khổ phải đối mặt với nhiều thành kiến ngăn cản họ thực hiện các quyền cơ bản cũng như buộc họ phải tiếp tục duy trì tình trạng đói nghèo. Những tác hại này có liên quan mật thiết với nhau và tạo ra những hệ quả có tính hệ thống như: điều kiện làm việc độc hại; nhà ở không lành mạnh; thiếu thực phẩm bổ dưỡng; tiếp cận không công bằng với luật pháp; thiếu quyền lực chính trị; và hạn chế tiếp cận với chăm sóc sức khỏe.

Xây dựng tương lai bền vững đòi hỏi phải tăng cường nỗ lực xóa đói giảm nghèo và bảo đảm rằng mọi người đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người của mình. Sự tham gia đầy đủ của những người sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là sự tham gia của họ trong các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ và của các cộng đồng, phải được đặt ở trung tâm của các chính sách và chiến lược để xây dựng một tương lai bền vững. Bằng cách này chúng ta có thể bảo đảm rằng hành tinh và xã hội của chúng ta để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả mọi người và vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

Xây dựng một tương lai bền vững: Đoàn kết để xóa nghèo

Xây dựng một tương lai bền vững đòi hỏi phải đẩy mạnh nỗ lực của chúng ta nhằm xóa bỏ nghèo đói cùng cực và phân biệt đối xử, đồng thời bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền con người của mình. Sự tham gia đầy đủ của những người sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là sự tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cộng đồng, phải là trung tâm của các chính sách và chiến lược nhằm xây dựng một tương lai bền vững. Bằng cách này, chúng ta có thể bảo đảm rằng hành tinh và xã hội của chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả mọi người - chứ không chỉ của một số ít người có đặc quyền - vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

Đại dịch COVID-19 tấn công thế giới trong năm qua đã có tác động làm đảo ngược tiến bộ hàng thập kỷ trong cuộc chiến chống đói nghèo và nghèo cùng cực. Theo Ngân hàng Thế giới, từ 88 - 115 triệu người đang rơi vào cảnh nghèo đói vì khủng hoảng, phần lớn những người nghèo cùng cực mới là ở các nước Nam Á và châu Phi cận Sahara, nơi có tỷ lệ đói nghèo vốn đã cao. Năm nay, con số đó dự kiến sẽ lên mức từ 143 - 163 triệu người. Những “người nghèo mới” này sẽ gia nhập đội ngũ 1,3 tỷ người hiện đang sống trong tình trạng nghèo đa chiều và dai dẳng, những người đã chứng kiến tình trạng thiếu thốn từ trước của họ trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch toàn cầu. Trên thực tế, các biện pháp được áp dụng để hạn chế sự lây lan của đại dịch thường đẩy họ vào cảnh nghèo đói hơn.

Trong bối cảnh khi chúng ta bắt tay vào quá trình phục hồi sau COVID và trở lại đúng hướng với các Mục tiêu Phát triển Bền vững, nhiều người nói về việc 'xây dựng trở lại tốt đẹp hơn', nhưng thông điệp từ những người sống trong cảnh nghèo cùng cực rất rõ ràng, họ không muốn quay lại quá khứ cũng không phải xây dựng lại như trước khi xảy ra đại dịch. Họ không muốn quay trở lại những bất lợi và bất bình đẳng vốn có. Thay vào đó, những người sống trong nghèo đói đề nghị xây dựng tương lai phía trước.

Chính vì vậy, năm 2021, chủ đề do Liên hợp quốc lựa chọn để kỷ niệm Ngày quốc tế xóa nghèo là: “Cùng nhau xây dựng tương lai” nhằm nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải đoàn kết để xóa bỏ đói nghèo và phân biệt đối xử, từ đó xây dựng một tương lai bền vững.

Trong thông điệp đưa ra nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết: Lần đầu tiên sau 20 năm, tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng. Năm ngoái, gần 120 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói khi đại dịch COVID-19 tàn phá các nền kinh tế và xã hội.

Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, sự phục hồi không cân xứng chỉ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia miền Bắc và các quốc gia miền Nam. Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine cho phép các biến thể phát triển và lây lan mà không bị cản trở, khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong và kéo dài thời kỳ suy thoái kinh tế có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô-la. “Chúng ta phải chấm dứt tình trạng bê bối này, giải quyết nợ nần chồng chất và bảo đảm rằng các khoản đầu tư phục hồi được thực hiện ở những quốc gia cần nhất”.

Nhân Ngày quốc tế xóa nghèo năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi thế giời cùng cam kết "xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn". Trong đó, quá trình phục hồi toàn cầu yêu cầu một cách tiếp cận 3 cấp. Đầu tiên, sự phục hồi phải mang lại sự chuyển đổi, bởi vì chúng ta không thể quay trở lại những trở ngại và mất cân đối về cấu trúc đặc hữu đã kéo dài tình trạng nghèo đói trước đại dịch. Chúng ta cần có ý chí chính trị và quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn để đạt được bảo trợ xã hội toàn dân vào năm 2030 và đầu tư vào chuyển đổi việc làm cho nền kinh tế xanh đang phát triển. Chúng ta cũng cần đầu tư vào những công việc có chất lượng trong nền kinh tế phục vụ con người, điều này sẽ thúc đẩy bình đẳng hơn và cho phép tất cả mọi người nhận được sự chăm sóc chu đáo mà họ xứng đáng được hưởng. Thêm vào đó, quá trình phục hồi phải bao phủ toàn dân, bởi vì phục hồi không đồng đều khiến nhân loại bị bỏ lại phía sau, làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm vốn đã bị gạt ra ngoài lề xã hội và khiến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững càng khó khăn hơn. Số phụ nữ sống trong tình trạng nghèo cùng cực vượt xa nam giới. Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, 22 người đàn ông giàu nhất thế giới sở hữu tài sản nhiều hơn tất cả phụ nữ ở châu Phi... và khoảng cách này chỉ ngày càng mở rộng. Chúng ta không thể đứng dậy bằng cách đi mà không có một nửa của mình. Đầu tư kinh tế nên nhắm vào các doanh nhân nữ, cải thiện sự hội nhập của khu vực phi chính thức vào nền kinh tế chính thức, tập trung vào giáo dục, bảo trợ xã hội, chăm sóc trẻ em phổ cập, chăm sóc sức khỏe và công việc tử tế, và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, và đặc biệt là quy mô về giới. Thứ ba, phục hồi phải bền vững, bởi vì chúng ta phải xây dựng một thế giới có khả năng phục hồi, không có carbon và không phát thải ròng. Trong suốt thời gian này, chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến và lời khuyên của những người sống trong nghèo đói, đấu tranh chống lại sự sỉ nhục và xóa bỏ, trong mọi xã hội, những rào cản để hòa nhập.

Nhân ngày Quốc tế xóa nghèo, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hợp lực để chấm dứt nghèo đói và tạo ra một thế giới công bằng, phẩm giá và cơ hội cho tất cả mọi người.

Việt Nam nỗ lực đem lại cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người dân. (Ảnh: Khánh Linh)
 Việt Nam nỗ lực đem lại cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người dân. (Ảnh: Khánh Linh)

Nỗ lực xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo là quyết tâm của Việt Nam suốt chặng đường 76 năm qua, đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới.

Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu lớn, xuyên suốt, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và bảo đảm các nguồn lực thực hiện gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 theo chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả một loạt các chương trình, chính sách như: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020; chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch, vệ sinh, thông tin, pháp lý; các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất hỗ trợ tích cực cho các gia đình gặp hoàn cảnh rủi ro như thiên tai, lũ lụt… Nhờ đó, công tác giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả nổi bật, được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao cả về thành tựu và cách thức tiếp cận, giải quyết vấn đề nghèo đói. Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam còn tới 58,1% nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống còn 9,88%. Tới năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ là 3,75% và năm 2020 còn 2,75%. Năm 2006, Việt Nam đã hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa nghèo”, về đích trước gần 10 năm so với thời hạn (thời hạn là năm 2015) và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả.

Thời gian qua, mặc dù nước ta gặp nhiều thiên tai, bệnh dịch, ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, luôn bố trí vượt mức đầu tư đã được phê duyệt trong Chương trình, giai đoạn 2016 - 2020 bố trí tăng 1,02% so với kế hoạch. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, nhiều người nghèo, kể cả lao động ở khu vực thành thị thiếu việc làm, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó chú trọng tới người nghèo, lao động thiếu việc làm. Mới đây, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với tổng nguồn vốn thực hiện là 75.000 tỷ đồng.

Với chính sách, nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được thành tựu đáng kể. Và để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030, và Mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015 - 2030 mà Liên hợp quốc đã thông qua, Việt Nam cần nỗ lực, quyết liệt hơn nữa.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong-hoon ngày 11/4 đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của đảng PPP trong cuộc tổng tuyển cử trước đó một ngày. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đệ đơn từ chức trong cuộc họp nội các sáng cùng ngày.

fb yt zl tw