Khẩn trương thực hiện Nghị quyết 128

Với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11-10-2021, thay thế Chỉ thị 15, 16, 19.

Nghị quyết 128 của Chính phủ đưa ra những quy định được áp dụng trên phạm vi toàn quốc với các biện pháp phù hợp về tổ chức các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, hoạt động vận tải, đi lại liên tỉnh và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ…

Việc áp dụng các biện pháp sẽ theo phân loại cấp độ dịch (4 cấp độ: nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao tương ứng với 4 màu: xanh, vàng, cam, đỏ)… Ở cấp độ 1 - nguy cơ thấp, tương ứng với bình thường mới - màu xanh, được phép hoạt động trên các lĩnh vực; cấp độ 2 - nguy cơ trung bình - màu vàng, là hoạt động còn có những điều kiện nhất định… Mức độ linh hoạt sẽ phù hợp với tình hình phòng chống dịch, dựa trên: tỷ lệ tiêm vaccine, số F0 tại cộng đồng/100.000 dân/tuần và năng lực điều trị.

 Nghị quyết 128 của Chính phủ vừa là định hướng, mở đường cho lộ trình mở cửa, vừa là cơ sở để UBND các tỉnh thành mạnh dạn đưa ra các biện pháp hành chính phù hợp. Nghị quyết giao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cách ly y tế nhanh nhất, phạm vi hẹp nhất và triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế một cách hiệu quả. Trường hợp phải áp dụng biện pháp cao hơn với quy mô toàn tỉnh phải báo cáo với Bộ Y tế, Chính phủ.

Hiện nay, các địa phương đang rà soát, đánh giá đúng tình hình dịch bệnh và tự xếp loại theo cấp độ. Có địa phương triển khai một cách khẩn trương, mạnh dạn, nhanh chóng, dứt khoát, trong khi nhiều địa phương vẫn chưa phân loại cấp độ dịch để đưa ra các biện pháp tương ứng. Có nơi vẫn thận trọng bởi tình hình tiêm vaccine còn chưa phủ rộng. Có nơi muốn làm từng bước, thí điểm trên một số lĩnh vực, rút kinh nghiệm trước khi triển khai diện rộng… 

Nhìn chung, người dân đón nhận và hoan nghênh Nghị quyết 128 của Chính phủ, xem đây là sự chỉ đạo kịp thời và cần thiết với tinh thần trách nhiệm cao trước dân, vừa đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, vừa đáp ứng đòi hỏi mở cửa, khắc phục các đứt gãy để phục hồi, phát triển kinh tế.

Chúng ta không nóng vội, chủ quan, nhưng cũng không quá dè dặt mà gây cản trở, ách tắc, gây thêm khó khăn cho các chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu cũng như thị trường trong nước, tạo điều kiện thuận lợi về công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân…

Với sự trưởng thành trên các lĩnh vực, nhất là hệ thống y tế được tăng cường và khả năng điều trị người mắc Covid-19 trong thời gian qua cùng sự hiểu biết nhiều hơn về dịch bệnh; với những bài học đắt giá có được qua cuộc chiến với đại dịch Covid-19; với những kinh nghiệm hay từ các nước; sự cầu thị lắng nghe ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học…; với trách nhiệm chăm lo cho sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của người dân, người dân có niềm tin vào sự lãnh đạo, vào sự chung sức, chung lòng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để vượt qua đại dịch.

Trải qua nhiều tháng ngày nếm trải những mất mát, nhọc nhằn, khó khăn của cuộc sống, trên tất cả các lĩnh vực, nhìn chung người dân có ý thức tự bảo vệ mình, và sẽ tiếp tục thực hiện tốt khuyến cáo 5K, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế và tham gia các dịch vụ…, sẽ chấp hành Nghị quyết 128 của Chính phủ, sẽ chuẩn bị tâm thế tích cực cho việc thích ứng với trạng thái bình thường mới. 

Đảng, Chính phủ, chính quyền các cấp có niềm tin ở người dân và người dân có niềm tin vào sự lãnh đạo, vào chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, nhất định đất nước chúng ta, TPHCM thân yêu của chúng ta, sẽ kiểm soát được dịch bệnh, tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới, xứng tầm.

Báo Sài Gòn Giải Phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw