Vấn đề bình đẳng giới từ góc nhìn DDCI cấp huyện và sở, ban, ngành

LCĐT - Qua điều tra, chọn mẫu theo tỷ lệ số hộ kinh doanh tại từng huyện trên tổng số hộ kinh doanh của Lào Cai, số phiếu thu được thể hiện bức tranh thu nhỏ tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh của tỉnh.

Dựa trên số phiếu thu được của cuộc điều tra DDCI năm 2020, thành phố Lào Cai là địa phương có nhiều hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ nhất, gấp gần 3 lần địa phương đứng thứ hai là huyện Bảo Thắng. Các huyện như Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn và Si Ma Cai là những địa phương có ít hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ. Trong thành phần tham gia khảo sát DDCI cấp huyện của Lào Cai năm 2020, tỷ lệ nữ giới làm chủ hộ kinh doanh là 41,48% (năm 2019 tỉ lệ này là 43,03%), còn lại 58,52% các hộ kinh doanh do nam giới làm chủ.

Theo lĩnh vực, ngành nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ tham gia khảo sát DDCI cấp huyện của Lào Cai năm 2020 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (84,31%), các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ nhỏ (15,69%). Trong đó, lĩnh vực du lịch 5,31%, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản và du lịch 5,31% và lĩnh vực công nghiệp chiếm 5,07%. Tương tự kết quả khảo sát năm 2019, kết quả điều tra DDCI cấp huyện năm 2020 cũng cho thấy, hầu hết hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ là các hộ buôn bán nhỏ có doanh thu dưới 100 triệu đồng, tập trung chủ yếu ở nơi đông dân cư.

Vấn đề bình đẳng giới từ góc nhìn DDCI cấp huyện và sở, ban, ngành ảnh 1
Ngày càng nhiều phụ nữ Lào Cai làm chủ hộ sản xuất, kinh doanh.

Theo địa bàn, phân tích DDCI cấp huyện của Lào Cai năm 2020, số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ chủ hộ kinh doanh theo giới tính có sự khác biệt giữa các huyện, thị xã. Thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát có tỷ lệ nữ giới tham gia sản xuất, kinh doanh cao hơn các địa phương khác. Các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bảo Yên có tỷ lệ nữ giới tham gia là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thấp nhất tỉnh Lào Cai với tỷ lệ dưới 30%. Điều này tương tự với số liệu khảo sát năm 2019, cho thấy bức tranh về giới của tỉnh Lào Cai thông qua DDCI ổn định, đặc biệt là qua đại dịch Covid-19.

Cũng theo mẫu khảo sát DDCI năm 2020, theo thành phần dân tộc thì 13,56% số cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ là người dân tộc thiểu số, cao hơn tỷ lệ 9,79% năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nam giới năm 2020 là 31,73%, cao hơn tỷ lệ của năm 2019 là 21,55%. Như vậy, trung bình 10 hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ thì có khoảng 1 đến 2 chủ hộ là người dân tộc thiểu số; trung bình 10 hộ kinh doanh do nam giới làm chủ có đến hơn 3 chủ hộ là người dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2020, đã có nhiều cải thiện hơn về sự chủ động tham gia làm chủ sản xuất, kinh doanh của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong cả hai giới, mặc dù tỷ lệ của nữ vẫn thấp hơn tỷ lệ của nam giới.
Phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong điều tra DDCI cấp huyện năm 2020 chủ yếu từ 45 - 60 tuổi (43,10%), phụ nữ độ tuổi 31- 44 (35,35%), phụ nữ dưới 30 tuổi chiếm 10,41%, trên 60 tuổi chiếm 11,14%. Tỷ lệ này có khác biệt khi so sánh với nam giới, cụ thể, độ tuổi phổ biến mà nam giới làm chủ các hộ kinh doanh là từ 31 - 44 (khoảng 44,77%), tuổi 45 - 60 chiếm tỷ lệ là 37,39%, độ tuổi dưới 30 chiếm 7,38%, độ tuổi trên 60 chiếm gần 10,46%.

Theo thống kê mẫu khảo sát DDCI cấp huyện của Lào Cai năm 2020, lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và huyện Bảo Yên. Tỷ lệ phân bổ lao động trong mẫu khảo sát DDCI năm 2020 khá đồng đều theo giới.

Tỷ lệ nữ giới làm chủ doanh nghiệp theo khảo sát DDCI sở, ban, ngành năm 2020 là 31,46%, thấp hơn so với tỷ lệ này trong khảo sát năm 2019 (34,50%). Trong khi, tỷ lệ nam giới làm chủ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khảo sát DDCI năm 2020 là 68,34%. Theo lĩnh vực, tương tự như mẫu khảo sát năm 2019, điều tra DDCI sở, ban, ngành năm 2020 cho thấy phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ (85,99%), lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (8,28%). Lĩnh vực mà các doanh nghiệp do nam giới làm chủ đa dạng hơn, tập trung ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ (67,45%), lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (22,58%). Tỷ lệ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ ở nam giới cũng cao hơn nữ giới.

Theo dân tộc, số liệu về mẫu của khảo sát DDCI năm 2020 cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ xét riêng các doanh nghiệp, hợp tác xã có chủ là người dân tộc thiểu số tham gia điều tra DDCI, 41,67% số doanh nghiệp này được điều hành bởi phụ nữ (tỷ lệ này cao hơn so với năm 2019) và 58,33% được điều hành bởi nam giới. Như vậy, tỷ lệ phụ nữ là dân tộc giữ chức vụ quan trọng trong ban lãnh đạo hoặc điều hành doanh nghiệp/HTX có cải thiện so với năm 2019.

Độ tuổi phổ biến của các nữ doanh nhân, nữ điều hành doanh nghiệp/ hợp tác xã trong khảo sát DDCI sở, ban, ngành năm 2020 từ 31 - 44 tuổi (52,87%); 45 - 60 tuổi (29,94%). Tỷ lệ này có chút khác biệt so với năm 2019, khi tuổi trung bình của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là nữ giới trẻ hơn. Năm 2020, độ tuổi trung bình của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là nam giới cũng trẻ hơn so với năm 2019, khi 44,28% có độ tuổi khoảng 31 - 44, 40,18% nằm trong độ tuổi 45 - 60. Tỷ lệ doanh nhân trẻ là nam giới và nữ giới trong độ tuổi 20 - 30 khá khiêm tốn, trong đó nam giới chiếm gần 5%, còn nữ giới chiếm khoảng 14%.

Như vậy, từ góc nhìn DDCI cho thấy, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, phụ nữ ngày càng năng động, tham gia sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực, thậm chí làm chủ hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều tra DDCI cũng là cơ sở để đánh giá vấn đề bình đẳng giới tại Lào Cai đã được cải thiện, khi phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw