Hết tiền, hàng trăm nhà ngoại giao Afghanistan bơ vơ ở nước ngoài

Hàng trăm nhà ngoại giao Afghanistan ở nước ngoài đang bơ vơ và đối mặt nhiều khó khăn: hết tiền, không thể trở về đất nước do lo sợ Taiban...

Reuters ngày 16/9 cho biết sự trở lại đột ngột của Taliban khiến hàng trăm nhà ngoại giao Afghanistan ở nước ngoài lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan": tiếp tục ở lại thì không còn tiền để duy trì hoạt động nhưng nếu trở về đất nước có thể bị Taliban nhắm mục tiêu.

Trước đó, Taliban ngày 14/9 tuyên bố họ đã gửi tin nhắn cho tất cả đại sứ quán Afghanistan ở nước ngoài, yêu cầu các nhân viên ngoại giao tiếp tục công việc của họ.

"Quyền Bộ trưởng Ngoại giao" Afghanistan Amir Khan Muttaqi lập luận Afghanistan đã đầu tư vào các nhà ngoại giao rất nhiều. Vì vậy, họ là tài sản của Afghanistan. Một nhà ngoại giao cấp cao Afghanistan ước tính có khoảng 3.000 người đang làm việc trong các đại sứ quán của nước này.

Hết tiền, hàng trăm nhà ngoại giao Afghanistan bơ vơ ở nước ngoài - Ảnh 1.

Một nhà ngoại giao cấp cao Afghanistan ước tính có khoảng 3.000 người đang làm việc trong các đại sứ quán của nước này.

Tuy nhiên, 8 nhân viên đại sứ quán Afghanistan tại Canada, Đức và Nhật Bản nói với Reuters rằng họ đang "tuyệt vọng".

"Các đồng nghiệp của tôi ở đây và nhiều quốc gia khác đang khẩn cầu các quốc gia chủ nhà cho họ ở lại. Họ sẵn sàng trở thành người tị nạn. Tôi sẽ bán mọi thứ, bao gồm ngôi nhà ở thủ đô Kabul, để bắt đầu lại từ đầu" - một nhà ngoại giao Afghanistan ở Berlin - Đức, chia sẻ. Ông phải giấu tên vì lo ngại vợ và 4 cô con gái ở Kabul gặp nguy hiểm.

Một nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Afghanistan ở Ottawa - Canada, cho biết họ không còn tiền nên không thể duy trì hoạt động. Bản thân người này hiện không được trả lương.

Hai nhân viên Đại sứ quán Afghanistan ở New Delhi - Ấn Độ cũng phàn nàn về việc hết tiền nên không thể đáp ứng nhiệm vụ giúp hàng ngàn người Afghanistan muốn về nhà đoàn tụ với gia đình hoặc cần xin tị nạn ở quốc gia khác.

"Tôi chỉ còn cách ngồi im trong khuôn viên đại sứ quán và chờ xem có quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận tôi và gia đình mình hay không" - một nhân viên ngoại giao Afghanistan ở New Delhi nói.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Afzal Ashraf, Trường ĐH Nottingham (Anh), cho hay các nhà ngoại giao Afghanistan ở nước ngoài đang gặp khó khăn vì chờ đợi cộng đồng quốc tế quyết định công nhận Taliban hay không.

"Phó Thủ tướng" Mullah Abdul Ghani Baradar do Taliban chỉ định vừa lọt vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí Time năm 2021. Mullah Baradar là người dẫn đầu phái đoàn Taliban trong các cuộc đàm phán với Mỹ về thỏa thuận hòa bình tại Afghanistan.

Vào tháng 2-2020, khi Đặc phái viên Mỹ về hòa giải Afghanistan Zalmay Khalilzad chính thức ký thỏa thuận hòa bình ở Doha - Qatar, Mullah Baradar cũng là người đứng đầu phái đoàn Taliban.

NLĐ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong-hoon ngày 11/4 đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của đảng PPP trong cuộc tổng tuyển cử trước đó một ngày. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đệ đơn từ chức trong cuộc họp nội các sáng cùng ngày.

fb yt zl tw