Việt Nam sáng 16/9: Hơn 14.000 người khỏi bệnh và 6.000 ca nặng

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 645.640 ca nhiễm Covid-19. Có 5 tỉnh, thành phố tiếp tục ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (315.088), Bình Dương (166.075), Đồng Nai (37.169), Long An (29.289), Tiền Giang (12.561).

Covid-19 ở Việt Nam trưa 20/6:
Covid-19 ở Việt Nam sáng 16/9: Hơn 14.000 người khỏi bệnh và 6.000 ca nặng; Dù nới lỏng giãn cách, Hà Nội xác định chống dịch lâu dài.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 645.640 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.562 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 641.244 ca, trong đó có 409.876 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.

+ Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh,

+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (315.088), Bình Dương (166.075), Đồng Nai (37.169), Long An (29.289), Tiền Giang (12.561).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.189

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 412.650

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.008 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.855

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.113

- Thở máy không xâm lấn: 127

- Thở máy xâm lấn: 877

- ECMO: 36

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 250 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (189), Bình Dương (42), Đồng Nai (4), Long An (4), Đồng Tháp (3), Tây Ninh (2), Phú Yên (1), Trà Vinh (1), Gia Lai (1), An Giang (1), Khánh Hòa (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 261 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.186 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).

Hà Nội phải xác định nhiệm vụ chống dịch lâu dài

Chiều 15/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt trong triển khai công tác xét nghiệm thần tốc, cũng như tiêm chủng vaccine.

Tuy nhiên, do đặc điểm của biến thể Delta nên nguy cơ lây nhiễm và bùng phát của dịch luôn hiện hữu, vì vậy, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Hà Nội phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài. Khi đã khoanh vùng phong toả thì thần tốc xét nghiệm nhanh, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh chóng và từ đó thu hẹp dần vùng phong toả, giãn cách.

Về điều trị, thành phố phải thực hiện nghiêm phân tầng theo đúng quy định của Bộ Y tế. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng lưu ý Hà Nội cần chú trọng công tác phòng chống dịch trong các khu/ cụm công nghiệp vì "dịch ở khu công nghiệp và cộng đồng có liên quan đến nhau".

Theo đó, Hà Nội phải yêu cầu 100% doanh nghiệp phải xây dựng phương án phòng chống dịch cụ thể và chủ doanh nghiệp phải ký cam kết công tác phòng chống dịch với Ban Quản lý khu/cụm công nghiệp hoặc chính quyền địa phương (đối với doanh nghiệp nhỏ).

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng cũng đề nghị Hà Nội xây dựng phương án cách ly F1 tại nhà, cách ly, điều trị, chăm sóc sức khoẻ của F0 tại nhà; lên phương án xây dựng, thiết lập các trạm y tế lưu động

Trong công tác tiêm chủng vaccine, Thứ trưởng đề nghị Hà Nội tiêm nhanh nhưng phải đảm bảo an toàn; lưu ý cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến 6h00 ngày 14/9), Hà Nội ghi nhận tổng số 4.080 ca mắc, trong đó, 1.595 ca ngoài cộng đồng; 2.225 ca mắc trong khu cách ly, khu phong tỏa; 213 ca mắc trong bệnh viện; 47 ca nhập cảnh.

Theo Sở Y tế Hà Nội, để triển khai xét nghiệm diện rộng trên địa bàn, Thành phố đã huy động các lực lượng tham gia và công xuất xét nghiệm đạt gần 70.000 mẫu đơn tương đương 700.000 mẫu gộp 10/ngày.

Tốc độ xét nghiệm tăng lên trong các ngày gần đây nhưng các ca mắc cộng đồng giảm nhiều, cao nhất là 73 ca phát hiện ngày 25/8/2021, giảm xuống thấp nhất cho đến ngày 12/9 là 4 ca, có 1 ngày 9/9 không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng).

Đến nay, tính cả 97.000 liều vaccine AstraZeneca mới được phân bổ ngày 14/9, Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bổ hơn 5,4 triệu liều vaccine Covid-19. Tổng cộng đến nay, Hà Nội đã tiêm hơn 5,13 triệu liều vaccine phòng Covid-19 (trong đó hơn 4,7 triệu mũi 1 và hơn 425 ngàn mũi 2).

TP. Hồ Chí Minh: Các biện pháp phòng, chống dịch thực hiện đến ngày 30/9

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản số 3072/UBND-VX chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố từ 16/9 đến 30/9.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/9 đến hết ngày 30/9; tiếp tục cấp Giấy đi đường cho các nhóm đối tượng được phép lưu thông, các Giấy đi đường do Công an thành phố đã cấp tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30/9 và đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân.

Nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) được cho phép hoạt động liên quận, huyện và thành phố Thủ Đức từ 6h đến 21h hàng ngày và được xét nghiệm miễn phí mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày/lần đến hết ngày 30/9.

Các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) được phép hoạt động từ 6-21h hàng ngày và đăng ký với UBND quận, huyện, TP. Thủ Đức, phường, xã, thị trấn để được cấp Giấy đi đường theo quy định, gồm: dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập; dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi và hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y; dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này; sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh được phép sử dụng nhân viên của đơn vị để giao nhận hàng trên địa bàn 01 quận, huyện, thành phố Thủ Đức, đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/lần và tự chi trả kinh phí xét nghiệm.

Người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine phòng Covid-19 và thực hiện xét nghiệm với tần suất 05 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả. Các công trình xây dựng, giao thông được phép tổ chức thi công công trình trên cơ sở tuân thủ theo Bộ tiêu chí an toàn được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.

Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét quyết định, cho phép hoạt động trở lại các sinh hoạt thể dục thể thao tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc các “vùng xanh”, nếu đảm bảo các qui định an toàn phòng, chống dịch và phải tuân thủ nguyên tắc 5K.

Các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh (Quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ) thực hiện triển khai cho phép người dân đi chợ 1 lần/tuần. Thí điểm triển khai thực hiện Thẻ xanh Covid-19 gắn với mã QR cá nhân và đảm bảo thực hiện nguyên tắc 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ. Việc thí điểm được thực hiện tại các khu vực cụ thể chứ không phải trên toàn địa bàn để làm cơ sở cho việc áp dụng rộng rãi sau này.

Chủ động bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động và tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn. Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao trên địa bàn quận, huyện này chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ và Bộ Tiêu chí an toàn do UBND TP ban hành.

19 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội được mở một số hoạt động kinh doanh từ 12h ngày 16/9

Chiều 15/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành Văn bản về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, từ 12h ngày 16/9 đối với địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:

- Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Các quận, huyện, thị xã không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng tính từ 6h ngày 6/9/2021 đến 18h ngày 15/9 gồm 19 quận, huyện, thị xã: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.

TP. Hà Nội yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp.

Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Sức khỏe và đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Thành phố Lào Cai: Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Sau 13 ngày triển khai chiến dịch khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Y tế thành phố đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai, trạm y tế các xã, phường khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm cho 2.584 người dân trên địa bàn, trong đó số người cao tuổi được khám là 1.588 người. 

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Việc lạm dụng rượu, bia có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc gia đình… Những hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia đã và đang được các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh.

fb yt zl tw