Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19

LCĐT - Sáng 13/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.

Dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

Về sản xuất, nông nghiệp 8 tháng năm 2021 cơ bản chủ động được nhu cầu lương thực, thực phẩm hiện tại của người dân các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm nông sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp để chuẩn bị cho vụ sản xuất tiếp theo, đảm bảo cung ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.

Từ tháng 7, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại hầu hết các địa phương, đặc biệt các tỉnh phía Nam; ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản tại nhiều địa phương, làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, gây ùn ứ nông sản ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, các ngành chuyên môn phối hợp với các địa phương đã thực hiện kết nối trên 1.400 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm ở phía Nam và xây dựng dữ liệu 2.093 đầu mối cung ứng nông sản phía Bắc; triển khai thực hiện các giải pháp duy trì sản xuất tại những vùng phải thực hiện giãn cách xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất tại những vùng không bị giãn cách nhằm phục vụ tiêu thụ tại chỗ; bù đắp, cung ứng cho các địa phương sản xuất thiếu hụt do giãn cách xã hội; chuẩn bị khối lượng nông sản phục vụ cho giai đoạn hậu dịch Covid-19, Tết Nguyên đán và phục vụ xuất khẩu.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Về xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản trong 7 tháng năm 2021 đạt 15,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, phần lớn các mặt hàng chủ lực đều đạt tăng trưởng dương. Theo số liệu của liên bộ, ước xuất khẩu 8 tháng năm 2021 đạt 17,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung 7/9 mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản đều ghi nhận sự tăng trưởng trong 8 tháng năm 2021.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá tình hình lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, nhất là các mặt hàng chủ lực sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2021; làm rõ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 nói chung và qua các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc nói riêng; trao đổi, cung cấp thông tin về các quy định mới nhất tại thị trường Trung Quốc để các địa phương, doanh nghiệp có định hướng trong quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp; đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu theo hướng bền vững các tháng cuối năm 2021 và trong thời gian tới.

Tại Lào Cai, trong 8 tháng năm 2021, nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt trên 830 nghìn tấn (tăng 19,6% so với cùng kỳ 2020), giá trị đạt gần 700 triệu USD (tăng 26,1% so với cùng kỳ 2020). Các mặt hàng nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai cơ bản thuận lợi và có sự tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên từ tháng 7 trở lại đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc đã có nhiều biện pháp để thắt chặt việc nhập khẩu nông sản từ Việt Nam (đặc biệt là các loại trái cây tươi). Về sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản trong tỉnh, đến thời điểm hiện nay, các mặt hàng nông sản của tỉnh Lào Cai về cơ bản được tiêu thụ ổn định.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc do những yếu tố cả chủ quan và khách quan. Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương đảm bảo lưu thông hàng hóa theo đúng chỉ đạo của Trung ương, không phát sinh thêm các thủ tục, giấy tờ, tuyệt đối phải đảm bảo không để lây lan dịch bệnh trong quá trình lưu thông hàng hóa; yêu cầu UBND các tỉnh tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi sản xuất; rà soát tổng thể công tác tái đàn, tái sản xuất, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động có các văn bản hướng dẫn, phối hợp với các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện, đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw