Triển vọng kinh tế từ cây chùa dù

LCĐT - Chùa dù - một loại cây mọc hoang có sức sống dai dẳng thường xâm lấn vào nương ngô, vườn rừng - nay lại có người mua với giá ổn định, trở thành cây trồng “hái ra tiền” của nhiều hộ ở xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa).

Tại xã Ngũ Chỉ Sơn, chùa dù là loại cây khá quen thuộc, mọc hoang khắp vườn đồi. Có những nơi cây mọc vào nương ngô, thảo quả, rất khó tận diệt, bởi phát chỗ này thì chỗ kia cây lại sinh sôi. Tuy nhiên, gần 3 năm nay, loại cây này không còn bị phá bỏ mà được người dân chăm sóc vì cây càng tốt, chủ vườn càng có thu nhập cao.

Người dân xã Ngũ Chỉ Sơn chăm sóc cây chùa dù.
Người dân xã Ngũ Chỉ Sơn chăm sóc cây chùa dù.

Ông Sùng A Lử, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết: Cây chùa dù không xa lạ với người dân địa phương, nhưng rất khó để bà con trồng, chăm sóc chùa dù thay vì chặt bỏ. Ban đầu, việc vận động người dân gặp nhiều trở ngại, vậy mà sau gần 3 năm triển khai mô hình, những hộ tiên phong trồng cây chùa dù đã được thu hoạch vụ đầu tiên, mang lại nguồn thu gấp 3 lần trồng ngô, đến nay diện tích trồng chùa dù ngày càng được mở rộng.

Chùa dù là loài cây thân thảo, mọc dại ở rừng, nương đồi. Trong y học cổ truyền, chùa dù còn được gọi là kinh giới rừng. Cây có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giảm đau và sát khuẩn. Biết được dược tính của chùa dù, người dân sử dụng để trị các bệnh thông thường như ho, viêm họng, sốt, cảm cúm, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ra máu. Dược tính của chùa dù đến từ tinh dầu nằm trong thân, rễ, cành, lá. Tinh dầu chùa dù có tác dụng trị các chứng đau nhức khi xoa bóp ngoài da, xông hơi giải cảm, xua đuổi côn trùng, là thành phần của bài thuốc chữa sốt rét, cảm cúm.

Những năm gần đây, nhiều bài thuốc dân gian được thương mại hóa thành công đã khuyến khích nghề trồng dược liệu phát triển, trong đó nhu cầu của thị trường về tinh dầu chùa dù là một ví dụ. Nhiều hộ, thương lái, hợp tác xã dược liệu trên địa bàn thị xã Sa Pa đã tìm đến xã Ngũ Chỉ Sơn thu mua cây chùa dù để sản xuất tinh dầu. Nhận thấy tiềm năng của cây dược liệu này, năm 2019, xã Ngũ Chỉ Sơn đã liên kết với các hợp tác xã dược liệu để đưa cây chùa dù vào trồng thành sản phẩm hàng hóa. Theo đó, xã vận động người dân trồng cây chùa dù trên đất nương đồi ở thôn Can Hồ Mông, với 4,5 ha. Sau gần 3 năm triển khai, mô hình đem lại hiệu quả, cho thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng ngô, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân.

Đến xã Ngũ Chỉ Sơn vào những ngày này, chúng tôi ấn tượng với những mảnh nương, vạt đồi trồng chùa dù xanh mướt. Trên nương, người dân tất bật chăm sóc những diện tích cây chùa dù chuẩn bị xuất bán cho doanh nghiệp. Anh Sùng A Cở, Trưởng nhóm cây dược liệu thôn Can Hồ Mông cho biết: Khi biết loài cây này đem lại hiệu quả kinh tế, nhiều hộ đăng ký tham gia nhóm trồng cây dược liệu. Hiện nhóm trồng cây dược liệu thôn Can Hồ Mông có 10 hộ thành viên, diện tích trồng chùa dù gần 10 ha. Các hộ thành viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, đổi công giúp nhau chăm sóc, thu hoạch chùa dù. Sản phẩm làm ra được hợp tác xã thu mua với giá ổn định nên người dân rất phấn khởi. Nhờ trồng cây chùa dù, nhiều hộ có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. Tiêu biểu là hộ bà Lý Thị Na, thôn Can Hồ Mông. Trước đây, gia đình bà Na thuộc diện hộ cận nghèo, khi tham gia mô hình, gia đình đã chuyển gần 1 ha đất nương trồng ngô sang trồng chùa dù, sau 2 vụ thu được hơn 50 triệu đồng. Nhờ đó cuộc sống của gia đình bà Na bớt khó khăn hơn.

Với đặc tính dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc, có thể trồng trên đất dốc, khả năng chịu lạnh tốt, sau 10 đến 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau đó chặt sát gốc, cây sẽ mọc lại. Đất đai ở đây cũng phù hợp, cây trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch từ 7 đến 8 năm nên chi phí đầu tư không nhiều. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, 1 ha trồng cây chùa dù thu được trên 13 tấn nguyên liệu, giá bán trung bình 4.000 - 5.000 đồng/kg cây tươi, đem lại nguồn thu hơn 52 triệu đồng/ha. Toàn bộ sản phẩm cây chùa dù được Hợp tác xã cộng đồng Dao đỏ xã Tả Phìn ký kết thu mua.

Đến nay, xã Ngũ Chỉ Sơn đã có hơn 37 ha cây chùa dù, với gần 100 hộ trồng. Năm 2020, sản lượng cây chùa dù của xã đạt hơn 10 nghìn tấn, đem lại cho người dân nguồn thu ổn định. Mô hình trồng cây dược liệu chùa dù, sản xuất tinh dầu được triển khai theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

fb yt zl tw