Khảo sát xây dựng tuyến du lịch leo núi Ngũ Chỉ Sơn

LCĐT – Chiều 9/9, UBND thị xã Sa Pa đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khảo sát lần 1, xây dựng sản phẩm du lịch leo núi Ngũ Chỉ Sơn, thuộc xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa.

Chuyến khảo sát lần 1 được thực hiện bởi Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Lào Cai (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) từ ngày 24-25/6/2021, xuất phát từ thôn Suối Thầu 2, xã Ngũ Chỉ Sơn.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Chuyến khảo sát đã giúp phác thảo thành công bản đồ điện tử sơ bộ cho tuyến, xác định độ dài tuyến đường từ thôn Suối Thầu 2 lên tới đỉnh Ngũ Chỉ Sơn là 7,3km, có điểm dừng nghỉ trưa ở độ cao 1.940m, điểm nghỉ đêm là 2.549m, xác định độ cao của đỉnh Ngũ Chỉ Sơn là 2.858m so với mực nước biển.

Theo đánh giá của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Lào Cai, tuyến leo núi Ngũ Chỉ Sơn có hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng, hệ thống khe nước chảy theo vách núi khá đẹp, nhiều điểm nhấn; quang cảnh núi rừng còn hoang sơ, ít bị tác động bởi con người, đường đi có nhiều rừng trúc, hoa đỗ quyên, rừng cổ thụ… So với các đỉnh núi khác, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn có độ thử thách cao nhưng cảnh đẹp. Bước đầu tại đây đã hình thành một số dịch vụ phục vụ du lịch mang tính tự phát, là tiền đề để trở thành sản phẩm du lịch mới của địa phương.

Tuy nhiên, đây cũng là tuyến mới hình thành tự phát nên đường đi khá rậm rạp, trơn trượt, nhiều điểm có độ dốc cao, chưa có hệ thống biển báo, ít điểm có sóng điện thoại, chưa được quản lý khai thác để đảm bảo an toàn, an ninh cũng như định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới…

Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn ẩn hiện trong mây.
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn ẩn hiện trong mây.

Tuyến leo núi Ngũ Chỉ Sơn phù hợp để tổ chức giải leo núi và chương trình trải nghiệm chinh phục đỉnh cao – sản phẩm mới của du lịch Sa Pa.

Tại hội nghị, đại diện UBND thị xã Sa Pa và các cơ quan chuyên môn đã thảo luận, làm rõ một số vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp xây dựng tuyến, điểm du lịch mới. Trong đó, tập trung vào vấn đề thành lập đoàn khảo sát lần 2, xác định tọa độ, địa giới hành chính, hướng tuyến, điểm xuất phát, điểm đến, trạm dừng nghỉ, ngắm cảnh; việc tổ chức giải leo núi cho vận động viên chuyên nghiệp, thí điểm chương trình leo núi trải nghiệm; lập dự án đầu tư và xác định chủ thể xây dựng điểm du lịch mới…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Với sự đa dạng, đặc sắc và những tinh túy, ẩm thực Việt Nam đang trở thành những đại sứ lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam. Vậy cần làm gì để ẩm thực Việt trở thành thương hiệu quốc gia và có vị thế trên bản đồ ẩm thực thế giới.

fb yt zl tw