Điểm tựa cho nông dân vùng biên giới

LCĐT - Để củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, thúc đẩy công tác hội và phong trào nông dân hoạt động hiệu quả, Hội Nông dân huyện Mường Khương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, trở thành điểm tựa cho nông dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

Mô hình nuôi cá chép thương phẩm tại xã Bản Sen, huyện Mường Khương.
Mô hình nuôi cá chép thương phẩm tại xã Bản Sen, huyện Mường Khương.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay

Vừa qua, Hội Nông dân huyện Mường Khương tổ chức nghiệm thu dự án nuôi trâu sinh sản trên địa bàn xã Cao Sơn. Dự án được đánh giá đạt hiệu quả kinh tế cao. Dự án này được triển khai trong 3 năm, cho 8 hộ hội viên vay vốn, bình quân mỗi hộ vay 50 triệu đồng. Tổng doanh thu sau 3 năm thực hiện dự án đạt khoảng 1,2 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí đầu tư, dự án thu về gần 700 triệu đồng; ước tính thu nhập bình quân của 1 hộ sau 3 năm thực hiện dự án là 85,38 triệu đồng. Qua dự án này, Hội Nông dân huyện đã thành lập Tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi trâu sinh sản, góp phần thay đổi nhận thức của nông dân từ chăn nuôi thả rông sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Cũng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân huyện Mường Khương đã cho 14 nông hộ vay 50 triệu đồng/hộ để thực hiện dự án nuôi cá chép thương phẩm trong 3 năm. Dự án nuôi cá chép thương phẩm xã Bản Sen là dự án có số vốn vay cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn huyện.

Ông Trần Thanh Tú, thôn Na Phả, xã Bản Sen cho biết: Nhờ nguồn vốn vay của Hội Nông dân, gia đình có thêm tiền mua cá giống và thức ăn cho cá. Sau khi thả nuôi 500 con cá giống, gia đình tôi thu được gần 2 tấn cá. Với mức giá ổn định từ 50.000 - 150.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu lớn cho gia đình.

Theo ông Tú, nuôi cá không khó nhưng để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nuôi, ông thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do Hội Nông dân huyện tổ chức.

Theo báo cáo của Hội Nông dân huyện Mường Khương, từ năm 2018 đến nay, quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đã cho 2 dự án nuôi trâu sinh sản trên địa bàn xã Cao Sơn và nuôi cá chép thương phẩm xã Bản Sen với 22 gia đình hội viên vay vốn. Trong đó, vốn Trung ương có 1 dự án với dư nợ 700 triệu đồng; vốn huyện 1 dự án, dư nợ 390 triệu đồng. Hiện nay, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân huyện quản lý hơn 1,15 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cấp huyện 390 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ nông dân đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, nhờ đó, thu nhập của nông dân được cải thiện.

Phát huy hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ

Hội Nông dân huyện Mường Khương có 11.117 hội viên sinh hoạt tại 157 chi hội. Quỹ hỗ trợ nông dân được triển khai thông qua các mô hình, dự án không chỉ giúp nông dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, mà còn giúp nông dân thay đổi tập quán, phương thức canh tác, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo sự liên kết giữa các nông dân cùng sở thích, cùng ngành nghề, tăng thu nhập cho từng hộ vay trong dự án.

Bà Hạ Thị Khánh Nguyệt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Khương cho biết: Quỹ hỗ trợ nông dân là điểm tựa cho nhiều hộ nông dân mở rộng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân vẫn còn một số hạn chế như xây dựng, phát triển quỹ chưa đều, chưa vững chắc; việc vận động tăng nguồn vốn, xây dựng hệ thống Quỹ hỗ trợ nông dân chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của nông dân. Việc hỗ trợ vốn vay cho nông dân ở một số địa phương còn dàn trải, nhỏ lẻ; quy mô vốn của nhiều cơ sở hội còn nhỏ…

Ngoài phát triển nguồn quỹ hỗ trợ, Hội Nông dân huyện Mường Khương còn tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ nông dân về vốn; thực hiện các chính sách ưu đãi cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, cung ứng giống, phân bón, vật tư trả chậm. Đến nay, Hội Nông dân huyện đã thành lập 56 tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội cho 1.644 hội viên vay, với tổng dư nợ hơn 77 tỷ đồng; phối hợp với Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam tín chấp mua phân bón trả chậm cho hơn 300 hộ nông dân tại các xã Cao Sơn, La Pan Tẩn, Nậm Chảy, Nấm Lư.

Để phát triển các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân trên địa bàn, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cấp hội tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, mở rộng quy mô vốn; chú trọng kiểm tra, kiểm soát quỹ; bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hội trực tiếp tham gia quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hóa cơ bản khác. Yếu tố dẫn dắt xu hướng sụt giảm này xuất phát từ triển vọng nguồn cung toàn cầu. Hai báo cáo quan trọng sắp được phát hành về thị trường nông sản Mỹ có thể sẽ hé mở phần còn lại của bức tranh toàn cảnh.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Sáng 27/3, tại tỉnh Lào Cai, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, kết quả giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ cao của tỉnh tương đối ấn tượng, làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Quá trình triển khai, thực hiện đã phát huy được sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra.

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Sau thời gian đi làm tích cóp được ít vốn, thanh niên Vũ Hữu Luật, sinh năm 1990, thôn Đo Ngoài, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng trở lại quê hương đầu tư trồng cây ăn quả. Bởi anh luôn nghĩ, không đâu bằng quê hương, với lợi thế đất đai rộng, nếu tích cực lao động chắc chắn sẽ thành công.

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn của Australia trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dự báo còn tiếp tục tăng trưởng.

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Tại Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, đại diện các địa phương đã chia sẻ nhiều ý kiến, kinh nghiệm, giải pháp triển khai trong công tác giảm nghèo ở 10 xã nghèo nhất của tỉnh.

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Sau hơn 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng trong cả nước thấp so với cùng thời điểm các năm gần đây. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng.

fb yt zl tw