Bài toán lợi ích kéo Đông Âu sát về phía Nga

Nga là nguồn cung năng lượng khổng lồ mà các nước Đông Âu thèm muốn bên cạnh hợp tác về an ninh với Mỹ sẽ là một trào lưu mới.

Chiến thắng của Igor Dodon, Chủ tịch đảng Những người xã hội chủ nghĩa (PSRM) tại Moldova và  ứng cử viên thuộc Đảng Xã hội Bulgaria - Rumen Radev có quan điểm thân Nga lần lượt giành được chính quyền mới đã cho thấy một xu hướng đảo chiều đang manh nha hình thành ở Đông Âu.

Ở đó, Nga sẽ trở thành một đối tác chứ không đối địch như hiện nay và sự đa dạng hóa các nguồn lợi ích của quốc gia sẽ giúp giảm bớt các ảnh hưởng vào 2 ông lớn Mỹ và châu Âu.

Ông Rumen Radev có chủ trương tạo mối quan hệ thân thiết với Nga.
Ông Rumen Radev có chủ trương tạo mối quan hệ thân thiết với Nga.

Vị tổng thống mới đắc cử Bulgaria chủ trương chuyển mối quan hệ với Nga "sang một nền tảng thực tiễn rõ ràng". Lập trường này được ông gắn với quan niệm rằng "cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao và không được biến thành xung đột".

Ngay sau khi đắc cử ông Radev đã tuyên bố sẽ xem xét việc từ bỏ lệnh cấm vận Nga mà EU đang thực hiện. Ông Radev còn bày tỏ sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tiếp tục phát triển mối quan hệ kinh tế song phương.

Nguồn năng lượng từ Nga cũng như dự án "Dòng chảy phương Nam" đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Bulgaria và chắc chắn lập trường của Bulgaria sẽ không thay đổi về con đường nguyên liệu này.

Bên cạnh đó, nhà máy điện nguyên tử của Bulgaria đang xây dựng dở dang.  Ông Radev tuyên bố Bulgari sẽ phải hoàn thành công trình năng lượng vừa đáp ứng lợi ích của Nga vừa nối lại cuộc đối thoại nặng lượng với Bulgaria. Bulgaria đang quan tâm tới các dự án năng lượng mới của Nga, trong đó có việc xây dựng đường ống dẫn khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". Dự án ''Dòng chảy phương Nam'' dẫn khí đốt từ Nga tới các quốc gia Châu Âu được cho là sẽ thay thế cho đường ống đang “quá cảnh” Ukraine.

Thêm nữa, ông Radev cũng mong muốn đối thoại với Nga về vấn đề chặn dòng người nhập cư từ Syria, một thách thức nghiêm trọng đối với nền an ninh của Bulgaria.

Bên cạnh đó, nhằm thể hiện sự hợp tác với Mỹ, NATO, thay vì chỉ tập trung vào Nga, ông Radev còn tuyên bố sẽ rất chú tâm tới vấn đề an ninh quốc gia, trong đó có việc mở rộng năng lực của NATO. Vị tướng này không giải thích là làm thế nào ông đồng thời có thể đối thoại với Nga vừa củng cố NATO trong khi Moscow kiên quyết chống lại NATO.

Có thể thấy ông sẽ giữ thái độ khá kiềm chế trong việc mở rộng sườn phía Đông của NATO để không chọc giận Nga.

Con bài kinh tế và năng lượng là một lợi thế của Nga.
Con bài kinh tế và năng lượng là một lợi thế của Nga.

Rõ ràng, nhà lãnh đạo Bulgaria đã tính đoán hết các lợi ích mà Nga và Mỹ mang lại cho đất nước này để đặt lên bàn cân. Con bài chiến lược của Nga ở Đông Âu vẫn là chiến lược về kinh tế và năng lượng.

Ông Radev từng phát ngôn cho thấy ông nghiêng về chính sách đa phương thông qua nỗ lực thiết lập quan hệ hữu nghị với Nga, Mỹ, Trung Quốc và các nước thành viên khác trong EU. Đây chỉ là một lời tuyên bố trong tranh cử, nhưng việc ông đắc cử chức Tổng thống Bulgaria càng cho thấy tính đúng đắn của điều này.

Trong miếng bánh châu Âu, hai kẻ lớn là Nga và Mỹ đều có luật chơi riêng nhưng thời gian gần đây, những tín hiệu mới ở Đông Âu đã cho thấy nhiều hiệp đấu dần phân thắng bại.

Châu Âu không đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và tình hình an ninh dưới tay Mỹ chẳng mang lại cho họ những điều mong đợi. Khi những quốc gia Đông Âu đảo chiều thực sự, nó cho thấy sự ảnh hưởng của những chính sách kinh tế và năng lượng của Nga - vốn có sức mạnh tiềm tàng nhưng bị kìm nén bởi các cấm vận kinh tế-  đã có sức hút trở lại ở Đông Âu.

Đất Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

fb yt zl tw