Mỹ sẽ thảo luận cùng đồng minh việc tẩy chay Olympic ở Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ thảo luận với các đồng minh việc có tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 ở Trung Quốc hay không, sau khi nhiều nhà hoạt động và chính trị gia đòi tẩy chay sự kiện này do vấn đề Tân Cương.

Mỹ sẽ thảo luận cùng đồng minh việc tẩy chay Olympic ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Trung Quốc tổ chức buổi thử nghiệm cho Thế vận hội 2022 tại Bắc Kinh ngày 4-4.

Trong phát biểu ngày 6-4, người phát ngôn Ned Price của Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục nhắc lại các cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ.

Khi được hỏi liệu Mỹ có đang thảo luận với các đồng minh về việc cùng tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh hay không, ông Price nói: "Đó là điều mà chúng tôi chắc chắn muốn thảo luận... Đó rõ ràng là điều mà chúng tôi hiểu rằng một cách tiếp cận phối hợp sẽ không chỉ vì lợi ích của chúng tôi, mà còn vì lợi ích của các đồng minh và đối tác".

Trên Twitter sau đó, ông Price cho biết Mỹ vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào liên quan đến Thế vận hội mùa đông. "Năm 2022 vẫn còn xa, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với các đồng minh và đối tác để xác định mối quan tâm chung của chúng tôi và thiết lập cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc", ông viết.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đến nay vẫn để ngỏ khả năng việc tẩy chay Thế vận hội. Nhiều nhà hoạt động và chính trị gia Mỹ, bao gồm cựu ngoại trưởng Mike Pompeo, đã lên tiếng đòi kêu gọi Mỹ không tham gia sự kiện này. Tuy nhiên, Ủy ban Olympic Mỹ cho rằng việc này là bất công với các vận động viên, những người đã ra sức tập luyện để tham gia Thế vận hội.

Theo giới quan sát, Washington và các đồng minh có thể thúc đẩy tẩy chay ngoại giao, trong đó không đưa các quan chức đến dự Thế vận hội.

Lần cuối cùng Mỹ tẩy chay Thế vận hội Olympic là vào năm 1980 khi tổng thống Jimmy Carter không cho cử vận động viện đến Matxcơva (Nga) giữa lúc Chiến tranh lạnh căng thẳng. Nga đáp trả sau đó bằng việc tẩy chay Thế vận hội mùa hè ở Los Angeles (Mỹ) 4 năm sau đó.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong-hoon ngày 11/4 đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của đảng PPP trong cuộc tổng tuyển cử trước đó một ngày. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đệ đơn từ chức trong cuộc họp nội các sáng cùng ngày.

fb yt zl tw