Mường Khương: Hai nhà máy chế biến nông sản sẵn sàng hoạt động

LCĐT - Đầu tháng 4 năm nay, chủ đầu tư 2 nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn huyện Mường Khương (Nhà máy chế biến chè của Hợp tác xã chè Mường Khương và Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu) sẽ chính thức đưa 2 nhà máy đi vào hoạt động. Đây có thể coi là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện Mường Khương.

Phân xưởng đóng hộp của Nhà máy chế biến rau quả Mường Khương.
Phân xưởng đóng hộp của Nhà máy chế biến rau quả Mường Khương.

Cũng như nhiều gia đình khác trên địa bàn xã, gia đình ông Trần Huy Thướng, thôn Giáp Cư, xã Lùng Vai sống chủ yếu dựa vào cây chè. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện chỉ có 1 đơn vị thu mua nên có thời điểm nhà máy tiêu thụ không hết sản lượng chè thu hái và giá sản phẩm xuống thấp khiến ông lo lắng. Việc có thêm 1 nhà máy chè đi vào hoạt động sẽ giúp ông và các gia đình khác yên tâm hơn, không lo thương lái ép giá. Ông Thướng cho biết: Hầu hết các hộ ở thôn Giáp Cư sống dựa vào cây chè nên canh cánh lo về giá bán. Năm được giá thì không sao, năm nào giá thấp thì mọi sinh hoạt của gia đình, việc học hành của con cái đều bị ảnh hưởng. Sắp tới có thêm nhà máy chế biến chè, tôi rất yên tâm và phấn khởi.

Tại xã Bản Lầu, mùa thu hoạch dứa năm nay nông dân cũng khấp khởi mừng vì dù không còn đối tác bên kia biên giới nhưng toàn bộ dứa thu hoạch được các thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua hết. Trong đó, sản lượng lớn được chuyển về nhà máy chế biến hoa quả tại tỉnh Ninh Bình và chủ đầu tư nhà máy này cũng chính là doanh nghiệp đang đầu tư nhà máy chế biến rau quả tại xã Lùng Vai. Anh Thào Thắng, người dân thôn Cốc Phương (xã Bản Lầu) cho biết, để đi trước đón đầu, nhiều hộ trong thôn đã chuyển đổi diện tích các cây trồng không phù hợp sang trồng dứa.

Các công nhân đang hoàn thiện dây chuyền rửa quả của Nhà máy chế biến rau quả Mường Khương.

Các công nhân đang hoàn thiện dây chuyền rửa quả của Nhà máy chế biến rau quả Mường Khương.

Nhà máy chế biến chè do Hợp tác xã chè Mường Khương làm chủ đầu tư. Nhà máy có công suất 950 tấn chè khô/năm, tương đương 5.000 tấn chè búp tươi/năm, tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Sản phẩm hướng tới xuất khẩu đi Đài Loan, các nước Đông Âu, Trung Đông. Tại công trường nhà máy chế biến chè, đến nay các hạng mục lớn đã hoàn thiện, chủ đầu tư đang chỉ đạo khẩn trương lắp đặt dây chuyền, hiệu chỉnh máy móc.

Ông Nguyễn Hồng Quân, Phó Giám đốc Hợp tác xã chè Mường Khương cho biết: Năng lực của nhà máy sẽ đảm bảo tiêu thụ 35 - 40% sản lượng chè của huyện. Khi chúng tôi bắt tay vào thực hiện dự án, nhiều đối tác nước ngoài đã đến tham quan nhà máy, khảo sát vùng nguyên liệu và đều mong muốn ký hợp đồng lâu dài, vì vậy người dân có thể yên tâm về đầu ra sản phẩm.

Trong khi đó, tại Nhà máy chế biến rau quả, các công nhân lắp đặt dây chuyền đóng hộp sản phẩm, hạng mục quan trọng nhất là kho lạnh bảo quản đang được lắp đặt thiết bị. Cùng với hoàn thiện các dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp cũng tuyển dụng 200 lao động vào làm việc. Theo thiết kế, Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương (do Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu làm chủ đầu tư) có công suất thiết kế 9.000 tấn dứa nguyên liệu, tương đương 4.600 tấn dứa đóng hộp; 5.600 tấn chuối nguyên liệu, tương đương 800 tấn sản phẩm chuối sấy dẻo; ngô ngọt đóng hộp 1.000 tấn/năm. Sản phẩm hướng tới xuất khẩu đi Nga, Mỹ, Rumani và tiêu thụ trong nước.

Khu chế biến chè búp tươi của Nhà máy chế biến chè Mường Khương đã được lắp đặt hoàn thiện.
Khu chế biến chè búp tươi của Nhà máy chế biến chè Mường Khương đã được lắp đặt hoàn thiện.

Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mường Khương cho biết: 2 nhà máy đi vào hoạt động không chỉ tạo ra việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp tại nhà máy và hàng nghìn lao động gián tiếp trên địa bàn huyện, mà còn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, khẳng định vị thế huyện là một trong những vùng trọng điểm về sản xuất chè và cây ăn quả của tỉnh, từng bước đưa thương hiệu nông sản Mường Khương vươn ra thế giới.

Song song với việc xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp đang phối hợp với huyện xây dựng cơ chế liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm chuối, dứa cho nông dân. Đại diện 2 nhà máy cam kết với định hướng liên kết chặt chẽ với nông dân, giảm thiểu các khâu trung gian trong tiêu thụ sản phẩm, người nông dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ công sức lao động của mình.

Ông Nguyễn Hồng Quân, Phó Giám đốc Hợp tác xã chè Mường Khương cho biết, để nhà máy đi vào hoạt động đúng tiến độ như hiện nay, hợp tác xã đã được tỉnh Lào Cai và huyện Mường Khương tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Hợp tác xã sẽ nỗ lực để đóng góp vào sự phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội của địa phương.

Theo lãnh đạo huyện Mường Khương, sự xuất hiện của 2 nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn góp phần tạo động lực thu hút thêm các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến Mường Khương, đồng thời phát triển kinh tế các xã vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw