Cốc Ly khởi sắc từ nông thôn mới

LCĐT - Năm qua, với nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà) đã gặt hái nhiều thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xã đã đạt thêm 2 tiêu chí nhà ở dân cư và giao thông nông thôn.

Trở lại Cốc Ly vào một ngày tháng Ba, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay ở xã vùng cao từng rất khó khăn. Xã có 1.141 hộ với 6.200 nhân khẩu sinh sống tại 19 thôn, bản, trong đó 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Cuối năm 2019, xã mới đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới. Năm 2020, xã đăng ký thực hiện và đạt thêm 2 tiêu chí (giao thông và nhà ở dân cư). Theo Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Tiến Hồng, có được kết quả trên là cả quá trình phấn đấu, vượt khó, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc địa phương, trong đó nội dung khai thác tiềm năng, phấn đấu nâng cao thu nhập cho người dân, đoàn kết xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh.

Nuôi cá lồng đang là hướng phát triển kinh tế mới của xã Cốc Ly. Ảnh: Đức Toàn
Nuôi cá lồng đang là hướng phát triển kinh tế mới của xã Cốc Ly.    Ảnh: Đức Toàn

Phát triển kinh tế ở Cốc Ly cũng có bước chuyển mình vững chắc. 10 năm trở lại đây, diện tích trồng quế ngày càng mở rộng với 1.100 ha. Nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện là thế mạnh ở vùng cao Cốc Ly với hơn 100 lồng, nuôi các giống cá đặc sản. Bám sát các chương trình, dự án hỗ trợ của huyện, cấp ủy đảng, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, trồng sả lấy tinh dầu, trồng ngô ngọt với mục tiêu tăng giá trị trên 1 ha đất canh tác. Đến nay, xã có 45 ha sả, 25 ha hồng giòn, 50 ha cây ngô ngọt vụ xuân.

Ông Nguyễn Tiến Hồng, Bí thư Đảng ủy xã Cốc Ly cho biết thêm: Đảng bộ xã đã đặt mục tiêu phấn đấu cho cả nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, phấn đấu đến năm 2025 sẽ “về đích” nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, xã xác định phương châm “đảng viên đi trước”, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Tuyên vận xã, tổ tuyên vận các thôn trong việc tuyên truyền, vận động phát huy nội lực trong Nhân dân, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại. Trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện phương châm dễ làm trước, khó làm sau, tuy nhiên sẽ ưu tiên nguồn lực dành cho tiêu chí khó khăn. Cùng với đó, xã thúc đẩy du lịch - dịch vụ phát triển, khai thác lợi thế chợ phiên, hồ thủy điện, bản sắc văn hóa, rừng gỗ nghiến di sản để phát triển du lịch.

Những kết quả trong chương trình xây dựng nông thôn mới giúp diện mạo Cốc Ly khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 25,09%; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,3 triệu đồng/năm. Đến hết năm 2020, xã đã thực hiện xong kế hoạch xóa 12 nhà tạm, nhà dột nát... Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc, mục tiêu “về đích” nông thôn mới của xã vùng cao Cốc Ly sẽ gần hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

fb yt zl tw