Lào Cai hướng tới đô thị thông minh

LCĐT - Sau gần 3 năm triển khai xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh đã cung cấp hiệu quả các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cho đô thị, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và đảm bảo môi trường, đặc biệt là góp phần giải quyết những vướng mắc về công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị.

Thay vì phải cử cán bộ đến từng nhà máy trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng để kiểm tra, nắm tình hình thì hiện nay, ông Vũ Văn Thuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) chỉ cần ngồi tại trụ sở, sử dụng tài khoản quan trắc trực tuyến là có thể nắm được chất lượng khí thải, nước thải tại các nhà máy trong khu công nghiệp.

Hệ thống quan trắc môi trường trực tuyến trong đô thị thông minh đang phát huy hiệu quả.
Hệ thống quan trắc môi trường trực tuyến trong đô thị thông minh đang phát huy hiệu quả.

Ông Vũ Văn Thuấn cho biết: Từ năm 2018, thực hiện quan trắc tự động trực tuyến, các cán bộ chỉ cần thường xuyên theo dõi những chỉ số đó trên máy vi tính hoặc điện thoại. Nhờ đó, thời gian và công sức giảm đi rất nhiều mà chất lượng đo đạc luôn ổn định, phục vụ cơ quan chức năng, doanh nghiệp trong xử lý kịp thời sự cố về khí, nước khi có chỉ số vượt quá ngưỡng cho phép thải ra môi trường.

Hiện nay, tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng có 19 nhà máy được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động trực tuyến, trong đó có 18 trạm quan trắc khí thải, 1 trạm quan trắc nước thải. Trên địa bàn tỉnh còn có 2 trạm quan trắc tự động, 1 trạm khí và 1 trạm nước tại thành phố Lào Cai đo mưa tự động, các hệ thống quan trắc mực nước, cảnh báo lũ sớm. Số liệu quan trắc của các trạm được thu thập thường xuyên qua mạng internet, chỉ số đo lường về khí (như NOx, SO2, SO3, NO2, CO, NH3…) hoặc chất trong nước (như COD, pH, TSS, DO, Amoni…) được đo thường xuyên và chuyển về Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường, đồng thời truyền về Trung tâm Điều hành đô thị thông minh của tỉnh đặt tại trụ sở UBND tỉnh.

Thời gian qua, cùng với việc xây dựng hệ thống đo lường, cảnh báo môi trường, thời tiết, thiên tai nằm trong mô hình xây dựng đô thị thông minh, tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai 35 nhiệm vụ tới từng ngành, lĩnh vực. Cụ thể, về lĩnh vực du lịch thông minh có 6 nhiệm vụ, trong đó đã triển khai thực hiện 3 nhiệm vụ, gồm: Nâng cấp, xây dựng cổng thông tin du lịch tương tác với du khách; triển khai phần mềm quản lý lưu trú du khách tập trung; triển khai hệ thống wifi công cộng. 3 nhiệm vụ đang thực hiện gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch, kho dữ liệu số hóa các địa danh di sản văn hóa, du lịch tiêu biểu; xây dựng ứng dụng hướng dẫn viên ảo; xây dựng Trung tâm Tiếp nhận thông tin, hỗ trợ du khách.

Lĩnh vực giáo dục thông minh cũng đã triển khai 5 nhiệm vụ, hoàn thành 2 nhiệm vụ (xây dựng hệ thống thông tin tổng thể và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục; xây dựng môi trường học tập E-learning, thi trực tuyến hướng đến mô hình học tập kết nối). Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ y tế với 3 nhiệm vụ, trong đó 2 nhiệm vụ hoàn thành gồm: Số hóa dữ liệu ngành y tế; triển khai sổ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử (EMR).

Hiện trong lĩnh vực giao thông vận tải, an ninh trật tự và an toàn công cộng, tỉnh đang xây dựng 5 nhiệm vụ, gồm: Xây dựng mạng lưới camera giám sát an toàn giao thông và thiết bị đo mật độ giao thông; xây dựng hệ thống thiết bị quản lý, giám sát bãi đỗ xe, bến xe; xây dựng hệ thống điều khiển giao thông thông minh, hệ thống cung cấp thông tin, phổ biến tình hình giao thông; xây dựng hệ thống thông tin nền tảng để phát triển hệ thống giao thông thông minh; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Để đồng bộ hóa xây dựng đô thị thông minh, tỉnh cũng triển khai xây dựng chính quyền điện tử, Trung tâm Điều hành và an toàn thông tin đã triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ, gồm: Xây dựng kiến trúc cảnh quan đô thị; xây dựng hệ thống giám sát, tự động phân tích và cảnh báo những phản ánh của người dân về chính quyền trên mạng xã hội; xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý, đảm bảo an toàn thông tin; xây dựng hệ thống thông tin tương tác với người dân trong đô thị thông minh tích hợp với chính quyền điện tử của tỉnh; xây dựng trục kết nối chính quyền điện tử tỉnh Lào Cai; xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin, các dịch vụ dùng chung của tỉnh; xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh.

Trao đổi với phóng viên, ông Tăng Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan tham mưu và thực hiện xây dựng đô thị thông minh của tỉnh - cho biết: Tỉnh đã triển khai đô thị thông minh trên 6 lĩnh vực, trong đó một số dữ liệu của các ngành như giáo dục, y tế, du lịch và tài nguyên môi trường đã bắt đầu kết nối, lưu trữ về Trung tâm Điều hành đô thị thông minh của tỉnh. Dự kiến đến tháng 6/2021, tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) để điều hành các lĩnh vực và mở rộng phạm vi xây dựng cũng như điều chỉnh đồng bộ, hoàn thiện cho từng ngành, lĩnh vực.

Việc xây dựng đô thị thông minh thời gian qua còn gặp một số khó khăn như: Nhiều nơi dân trí còn hạn chế, người dân chưa đồng lòng cùng tỉnh tham gia xây dựng. Việc xây dựng rất cần có sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp. Điển hình như trong lĩnh vực du lịch, hiện nay nhiều cơ sở dịch vụ vẫn chưa thấy được lợi ích của việc cung cấp thông tin doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh để nâng tầm quảng bá, quản lý, chuyển đổi số… Mặt khác, việc xây dựng đô thị thông minh chưa có nhiều giải pháp mà chỉ là học hỏi từ các nơi thực hiện trước để rút kinh nghiệm, do đó đây là khó khăn lớn nhất.

Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục xây dựng đồng bộ các hệ thống, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng đô thi thông minh với mục tiêu hình thành hệ sinh thái phục vụ cán bộ, công chức và Nhân dân thuận tiện. Năm 2021 hình thành bước 1, ý tưởng và sản phẩm bước đầu là đặt ứng dụng (app) kết nối với người dân trong việc thông tin, thông báo… Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có một hệ sinh thái kết nối, điều hành thông minh tương đối đầy đủ.

Kết quả bước đầu đạt được trong xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh cho thấy quyết tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Để xây dựng đô thị thông minh, tỉnh đang ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, không chỉ với bộ máy hành chính để nâng cao công tác quản lý, điều hành mà còn đối với mọi lĩnh vực đời sống, xã hội liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp… Lào Cai mong muốn xây dựng đô thị thông minh để người dân được hưởng lợi nhiều từ các lĩnh vực trong cuộc sống, góp phần cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển đô thị thông minh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw