Món ngon từ da trâu

LCĐT - Những miếng da trâu vừa thô ráp, vừa cứng, dai, tưởng như là thứ bỏ đi, nhưng nhờ đôi tay “tài hoa” người Tày ở Nghĩa Đô (Bảo Yên) đã trở thành món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống.

Món nộm da trâu của người Tày Nghĩa Đô.

Ngôi nhà sàn truyền thống của ông Hoàng Văn Nha ở bản Hón, xã Nghĩa Đô bếp tỏa lên nghi ngút. Những ngày này, các thành viên trong gia đình ông luôn tất bật làm thịt trâu sấy bán cho khách và dành sử dụng trong những ngày Tết. Đối với người Tày ở Nghĩa Đô, “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Ngoài việc dùng làm sức kéo cho sản xuất, giờ đây, trâu còn mang lại cho người dân nguồn thu từ việc bán thịt thương phẩm, chế biến thịt trâu sấy bán ra thị trường.

Nhấp chén trà nóng vừa được rót ra từ cái ấm vần trên những hòn than đỏ rực, ông Hoàng Văn Nha chia sẻ: Người Tày ở bản Hón nói riêng và ở Nghĩa Đô nói chung, khi mổ trâu, phần thịt để làm thịt sấy, còn phần da sẽ được sơ chế thành nhiều món ăn và bảo quản để sử dụng lâu dài.

Cũng theo ông Nha, da trâu vừa thô ráp, vừa cứng, dai, trước đây người ta hay dùng da trâu làm mặt trống hoặc trang trí một số đồ dùng hằng ngày, ít khi dùng làm các món ăn. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế hệ, người Tày đã “biến” da trâu thành nhiều món ăn khác nhau, như da trâu hầm mềm, da trâu nấu canh mon, da trâu sấy khô… Khi ăn món da trâu sấy khô, người ta sẽ đốt cháy miếng da trên ngọn lửa, rồi dùng sống dao dần trên thớt cho xốp, dùng tay bẻ nhỏ cho vào bát nước gừng nóng ngâm cho miếng da mềm là dùng được.

Ở Nghĩa Đô, nhiều nhà còn dùng da ở chân, ở đầu trâu sấy khô tầm chục ngày, đem ra đốt cháy, cạo sạch lông rồi hầm nhừ, sau đó thái mỏng, trộn với các loại gia vị rồi sao cho nóng, đút vào ống tre để nguội tự nhiên. Khi ăn, thái lát hoặc thái miếng, tạo thành món giò da trâu, ăn rất ngon.

Những món ăn truyền thống từ da trâu kể trên còn ít gia đình chế biến, chỉ có món nộm da trâu là vẫn được duy trì phổ biến trên các mâm cỗ. Đây là món ăn đặc sắc, không quá cầu kỳ nhưng được nhiều người biết đến. “Chỉ cần một miếng da trâu luộc chín tới, một chiếc hoa chuối, một nắm rau thơm, ít gia vị mác khén, ớt, muối, mì chính, nước cốt chanh là có ngay món nộm da trâu” - ông Hoàng Văn Nha cho biết.

Nói rồi, ông Nha lấy ra hai miếng da trâu đã luộc chín để trong tủ bếp, nhanh chân ra vườn hái ít rau thơm, hoa chuối. Với kinh nghiệm lâu năm, miếng da trâu được ông thái mỏng, hoa chuối thái nhỏ ngâm với nước muối để bớt đi vị chát và không bị thâm. Trộn da trâu với hoa chuối, rau thơm và các loại gia vị, chỉ gần 10 phút sau là đã có một đĩa nộm bắt mắt.
Thoạt nhìn, miếng da trâu thô ráp, dầy cộp tưởng chừng rất dai, thế nhưng khi gắp miếng da trâu nộm đưa lên miệng nhai thử thì giòn tan, vị của rau thơm, quyện với mùi của mác khén, vị hơi chát chát của hoa chuối càng khiến món nộm trở nên hấp dẫn. Được nếm thử một lần mà nhớ mãi…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw