Ra mắt nhật ký chiến trường 'Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng'

Cuốn sách 'Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng' của tác giả là một thầy giáo làng, từng xếp bút nghiên, phấn trắng, bảng đen, tạm biệt học trò, lên đường ra trận trong những năm gian khổ ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên, Câu lạc bộ Trái tim những người lính, Tạp chí Môi trường và Đô thị tổ chức Lễ ra mắt sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng. Cuốn sách do nhà văn - đại tá Đặng Vương Hưng biên soạn dưới sự ủy quyền của thầy giáo thương binh Đinh Đức Lâm.

Ra mắt nhật ký chiến trường 'Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng' ảnh 1
Nhà giáo, cựu chiến binh Đinh Đức Lâm và nhà văn Đặng Vương Hưng tại buổi ra mắt sách.
Nhà giáo, cựu chiến binh Đinh Đức Lâm và nhà văn Đặng Vương Hưng tại buổi ra mắt sách. Cuốn sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng là món quà ý nghĩa, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Cuốn sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng là món quà ý nghĩa, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Nhật ký Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng được tác giả Đinh Đức Lâm ghi chép từ ngày 21/7/1969 và khép lại trang viết cuối cùng vào ngày 3/3/1973. Đó chính là một ngày vui, khi gia đình ông bất ngờ nhận được tin người anh trai cả là Đinh Đắc Khâm không hy sinh như giấy báo tử của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Hưng ngày 3/2/1972 thông báo và chính quyền địa phương cũng đã trang trọng làm lễ truy điệu.

Sự thật là ông Đinh Đắc Khâm đã bị thương trong một trận chiến đấu ác liệt, rồi bị địch bắt làm tù binh. Ông Khâm đã bị địch giam giữ 5 năm 7 tháng, tổng cộng là 2049 ngày mà phần lớn là ở Trại tù binh Phú Quốc.

"Cuốn sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng của tác giả là một thầy giáo làng, từng xếp bút nghiên, phấn trắng, bảng đen, tạm biệt học trò, lên đường ra trận trong những năm gian khổ ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Không mô tả những khó khăn, vất vả, gian nguy mà người chiến sĩ khi vượt Trường Sơn hành quân vào chiến trường miền Nam như nhiều tác phẩm nhật ký thời chiến. Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng là những trang nhật ký chiến trường, tập trung mô tả những chặng đường hành quân bộ trường miền Đông Nam Bộ ra Bắc, đi qua những chặng đường nào, dòng sông nào, đặc biệt mô tả tâm trạng của những người lính trên chặng đường từ Nam ra Bắc", nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ.

Cuốn sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng là món quà ý nghĩa, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tác giả Đinh Đức Lâm (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) tròn 75 tuổi.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw