Myanmar cam kết sẵn sàng hợp tác với đặc phái viên của ASEAN

Thống tướng Min Aung Hlaing tuyên bố trên truyền hình: "Myanmar sẵn sàng hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm đối thoại với các đặc phái viên của ASEAN tại Myanmar."

Myanmar cam kết sẵn sàng hợp tác với đặc phái viên của ASEAN ảnh 1
Thống tướng Min Aung Hlaing phát biểu trên truyền hình Myanmar, ngày 27/3/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 1/8, Chủ tịch Hội đồng điều hành nhà nước (SAC) Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cam kết tổ chức các cuộc bầu cử mới, đồng thời cho biết chính phủ nước này sẵn sàng hợp tác với bất cứ đặc phái viên nào được bổ nhiệm của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Phát biểu trên truyền hình nhân thời điểm đánh dấu 6 tháng Myanmar rơi vào bế tắc chính trị, Thống tướng Hlaing tuyên bố: "Myanmar sẵn sàng hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm đối thoại với các đặc phái viên của ASEAN tại Myanmar."

Theo kế hoạch, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 54 khai mạc ngày 2/8, các bộ trưởng sẽ thảo luận việc thực hiện đồng thuận 5 điểm mà lãnh đạo các nước thành viên đạt được cuối tháng 4 vừa qua nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Hồi đầu tháng Sáu, Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Erywan Pehin Yusof và Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi đã tới Myanmar nhằm thảo luận về cách thức ASEAN có thể hỗ trợ Myanmar đạt được giải pháp hòa bình vì lợi ích của người dân thông qua việc thực hiện hiệu quả và kịp thời đồng thuận 5 điểm, đặc biệt là việc bổ nhiệm và vai trò đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar, cũng như cách ASEAN có thể hỗ trợ tạo điều kiện cho đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên ở Myanmar và cung cấp hỗ trợ nhân đạo của ASEAN cho Myanmar.

Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2 sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang cùng các thành viên cấp cao của đảng NLD với cáo buộc có hành vi gian lận bầu cử.

Sau khi tạm nắm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực.

Ngày 26/7 vừa qua, chính quyền quân sự đã hủy kết quả cuộc bầu cử năm 2020, trong đó đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong-hoon ngày 11/4 đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của đảng PPP trong cuộc tổng tuyển cử trước đó một ngày. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đệ đơn từ chức trong cuộc họp nội các sáng cùng ngày.

fb yt zl tw