Văn Bàn xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

LCĐT -Tính đến hết năm 2020, huyện Văn Bàn có 10/21 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện phấn đấu đến hết năm 2025 có 5 xã nông thôn mới nâng cao, gồm: Võ Lao, Tân An, Hòa Mạc, Liêm Phú, Khánh Yên Thượng.

Những tuyến đường ở Võ Lao được mở rộng
Những tuyến đường ở Võ Lao được mở rộng

Giải quyết khó khăn

Năm 2021, huyện Văn Bàn lựa chọn xã Võ Lao để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đến nay, xã đã đạt 16/18 tiêu chí, dự kiến đạt 2 tiêu chí còn lại để đề nghị công nhận vào tháng 11/2021. 2 tiêu chí chưa đạt là: Tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt thấp, chiếm 47,3%; chưa xây dựng được sản phẩm OCOP.

Ngoài Võ Lao, các xã còn lại cũng đang gặp một số khó khăn như các tiêu chí khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đa số ở mức tối thiểu; nguồn lực xã hội hóa cho xây dựng nông thôn mới nâng cao còn hạn chế và phải ưu tiên cho các xã chưa đạt nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các nội dung, nhất là giao thông, nhà ở... Ngoài ra, một số địa phương chưa nâng cao được chất lượng sản phẩm mũi nhọn, dẫn đến khó thu hút các nhà đầu tư để tạo chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan như thời tiết, thiên tai cũng ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông - lâm nghiệp, tác động đến các tiêu chí phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập, môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao...

Những khó khăn trên đang được cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương tìm lời giải. Nhằm nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Võ Lao đang rà soát các đối tượng trong độ tuổi lao động để huy động tham gia các khóa bồi dưỡng, dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo dài hạn như chứng chỉ nghề, bằng trung cấp nghề... Đồng thời, xã phối hợp với các trung tâm dạy nghề mở các lớp học trồng rừng, chăn nuôi tại địa phương. Xã cũng liên kết với các hợp tác xã hỗ trợ địa phương xây dựng sản phẩm OCOP, như thịt lợn sấy, thịt trâu sấy; định hướng xây dựng sản phẩm đặc trưng với mặt hàng may mặc của nhóm chị em cùng sở thích tại thôn Chiềng 4...

Bà Trần Anh Tân, Chủ tịch UBND xã Võ Lao cho biết: Chúng tôi sẽ rà soát lại các tiêu chí, cố gắng khắc phục những khó khăn và có giải pháp cụ thể giúp Võ Lao đạt 18 tiêu chí nâng cao trong năm 2021, trở thành xã đầu tiên của huyện Văn Bàn đạt nông thôn mới nâng cao và là một trong những xã kiểu mẫu của tỉnh.

Phụ nữ Văn Bàn giữ nghề truyền thống
Phụ nữ Văn Bàn giữ nghề truyền thống

Duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt

Tháng 1/2017, xã Khánh Yên Thượng được công bố đạt chuẩn nông thôn mới. Từ đó đến nay, xã nỗ lực duy trì và nâng cao các tiêu chí, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao. Xây dựng nông sản đặc hữu của địa phương thành sản phẩm chủ lực để nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những thành công của xã Khánh Yên Thượng. Sản phẩm tương ớt Khánh Yên Thượng được nhiều người tiêu dùng biết đến, trong năm qua, xã đã mở rộng diện tích trồng ớt từ 2 ha lên 10 ha, đồng thời liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Yên Thượng thu mua, chế biến và tiêu thụ. Các chương trình, dự án trên địa bàn xã phục vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao cũng được triển khai đồng bộ, công khai, có sự đóng góp ý kiến của người dân nên thu hút được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của người dân, nhất là trong việc hiến đất, đóng góp ngày công lao động...

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng cho biết: Để duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, xã tranh thủ sự đầu tư từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức xã hội, đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động để nhận được sự đồng thuận của người dân, chủ động phát huy nội lực của địa phương.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc duy trì các tiêu chí đã đạt; tăng cường vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong thực hiện các tiêu chí, đồng thời tuyên truyền, vận động sự vào cuộc và đồng thuận từ người dân; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, hỗ trợ giảm nghèo... Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí luân chuyển, tăng cường cán bộ để từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của các xã...

Theo ông Nguyễn Thành Sinh, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, Văn Bàn luôn xác định việc các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đã khó, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và xây dựng nông thôn mới nâng cao còn khó khăn hơn. Vì thế, việc thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, thay đổi tập quán tổ chức sản xuất cho người dân… là những giải pháp hàng đầu và lâu dài mà huyện đang hướng tới. Đồng thời, để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và xây dựng nông thôn mới nâng cao, Văn Bàn phấn đấu hoàn thành hệ thống đường giao thông, điện lưới, trường học, xóa nhà tạm... trong giai đoạn 2021 - 2023, làm tiền đề, động lực phát triển kinh tế và thúc đẩy các tiêu chí khác.         

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

fb yt zl tw