Thăm ''vương quốc hành tỏi'' Lý Sơn

Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu của tỉnh Quảng Ngãi, nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý. Nơi đây nổi tiếng với đặc sản tỏi và hành tím - những loại cây gia vị được người Việt ưa thích.

Thăm ''vương quốc hành tỏi'' Lý Sơn ảnh 1

Đảo Lý Sơn có diện tích hơn 1.000ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 550ha, phần lớn để trồng tỏi và hành tím. Do điều kiện đặc thù về thổ nhưỡng, khí hậu nên mỗi năm, người nông dân chỉ trồng 1 vụ tỏi (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) và 2 vụ hành (từ tháng 3 đến tháng 9). Để có được vụ tỏi, hành bội thu, người dân phải mất nhiều công sức, dày công nhất là việc làm đất sau vụ thu hoạch. Trước tiên, người ta phải bỏ lớp đất cũ, sau đó san nền, đầm đất cho phẳng rồi rải lên một lớp đất bazan màu mỡ lấy từ các ngọn núi trên đảo. Trên cùng là lớp cát trắng hình thành từ vụn san hô lắng dưới đáy biển, được khai thác và hút lên bờ, chuyên phục vụ cho việc trồng hành, tỏi. Những cánh đồng hành, tỏi ở Lý Sơn được hình thành khá đa dạng, theo kiểu ruộng bằng phẳng thông thường hoặc ruộng bậc thang thấp bám theo các triền núi, tùy thuộc vào điều kiện địa hình từng nơi. Đó là cách người dân Lý Sơn tận dụng tối đa diện tích đất trên đảo để trồng tỏi.

Ngoài điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, khí hậu nắng gắt, mưa nhiều cùng gió biển mặn mòi khiến hương vị hành, tỏi thơm ngon. Có những loại hoàn toàn khác biệt mà chỉ Lý Sơn mới có, như tỏi “cô đơn” - mỗi củ chỉ có một nhánh duy nhất. Trên cả cánh đồng tỏi rộng vài hecta, có khi chỉ tìm được vài củ tỏi “cô đơn”. Loại tỏi này rất giàu dinh dưỡng, thường được chọn để làm tỏi đen - một loại thuốc quý có thể chữa bệnh. Vì thế, tỏi “cô đơn” thường có giá cao gấp hàng chục lần so với tỏi thông thường.

Sau khi thu hoạch, người dân mang hành, tỏi về nhà cắt gốc, bỏ lá, phơi khô rồi bó thành từng bó lớn mang ra chợ bán. Mỗi buổi sáng, phiên chợ hành, tỏi diễn ra vô cùng tấp nập. Đây cũng là nét đặc trưng, thu hút nhiều du khách tìm hiểu, trải nghiệm khi đến Lý Sơn.

Ngày nay, nghề trồng hành, tỏi ở Lý Sơn mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân trên đảo.

Báo Hà Nội Mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

fb yt zl tw