Đổi mới trong đào tạo nghề

LCĐT - Khoa Nông lâm - Xây dựng,  Trường Cao đẳng Lào Cai trước đây đã từng có thời kỳ khó tuyển sinh, thậm chí có năm chỉ mở được vài lớp. Trước thực trạng đó, Ban Giám hiệu nhà trường quyết định mở thêm nhiều mã ngành mới, thành lập khoa đa ngành, không chỉ trang bị kiến thức mà còn đào tạo kỹ năng nghề cho sinh viên. Theo đó, Khoa Nông lâm - Xây dựng đã chuyển hướng từ đào tạo chăn nuôi, trồng trọt đơn thuần sang đào tạo canh tác nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển dịch vụ về lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật xây dựng… sát với chủ trương, nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Sinh viên thực hành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Sinh viên thực hành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm học 2020 - 2021, Khoa Nông lâm - Xây dựng có 562 sinh viên đang theo học hệ trung cấp, cao đẳng với các nghề trồng trọt, khuyến nông - lâm, kỹ thuật xây dựng, cốt thép - hàn. Ngoài ra, khoa còn phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, thú y, xây dựng cho gần 1.300 học viên/năm; đào tạo nghề cho nhóm yếu thế và nhóm cùng sở thích theo dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc cho gần 17.000 học viên/năm với các lĩnh vực nông nghiệp, lập kế hoạch, vệ sinh môi trường, biến đổi khí hậu.

Với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, Khoa Nông lâm - Xây dựng đã hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, học cụ, mô hình thực hành để sinh viên học tập, như hệ thống nhà lưới để sản xuất các mô hình rau thủy canh, dưa lưới, cà chua, nho; hệ thống phòng thực hành (phòng cơ sở, phòng nuôi cấy mô, phòng cây trồng; hệ thống nhà xưởng sản xuất (nhà nuôi, trồng nấm ăn và nấm dược liệu); các loại máy công nghệ cao (máy toàn đạc, máy kinh vĩ...). Khoa còn phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để học sinh, sinh viên được trực tiếp thực tập tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp giúp tích lũy kinh nghiệm thực tế, học tập văn hóa doanh nghiệp nhằm xây dựng kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và giúp doanh nghiệp có cơ sở lựa chọn, tuyển dụng.

Với sự đổi mới trong cách dạy, cách học và thực tập, hằng năm có hơn 80% sinh viên của Khoa Nông lâm - Xây dựng có việc làm tại các doanh nghiệp, hợp tác xã uy tín ngay sau khi tốt nghiệp với với mức lương khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng. Tiêu biểu như sinh viên Vũ Ngọc Công, ngành học chăn nuôi - thú y, sau khi tốt nghiệp được nhận vào làm việc tại Công ty Thuốc thú y Trung ương 5 với mức thu nhập ổn định 15 triệu đồng/tháng; sinh viên Vũ Hoàng Linh, chuyên ngành chăn nuôi - thú y, đang làm việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn RTD chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhiều sinh viên được tuyển dụng làm cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ khuyến nông tại các xã trên địa bàn tỉnh. Nhiều sinh viên ra trường đã mạnh dạn khởi nghiệp, không những có thu nhập ổn định mà còn tạo việc làm cho nhiều sinh viên khóa sau của trường. Tiêu biểu là sinh viên Hoàng Văn Bền học chuyên ngành chăn nuôi - thú y, tốt nghiệp năm 2016, khởi nghiệp với 2 cơ sở dịch vụ thú y điều trị bệnh, chăm sóc vật nuôi (chó, mèo) tại thành phố Lào Cai. Cơ sở của Bền tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động là những sinh viên khóa sau của trường với mức thu nhập ổn định 6 - 10 triệu đồng/tháng.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng Khoa Nông lâm - Xây dựng cho biết: Những năm gần đây, thị trường lao động có nhiều thay đổi nên công tác tạo nghề cũng phải bắt kịp. Nhằm giúp học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, chúng tôi luôn chú trọng công tác phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động từ khâu tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kỹ năng nghề và giới thiệu việc làm cho người học. Đồng thời, phát triển chương trình đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm, tăng thời lượng thực hành, thực tập sản xuất gắn với thực tế, giúp sinh viên có thể thích ứng ngay với các vị trí việc làm khi tốt nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tạo đầu ra ổn định cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

fb yt zl tw