Phòng, chống đuối nước cho trẻ

Bài cuối: Để đuối nước không còn là nỗi ám ảnh

>>>>>>Bài 1: Ám ảnh đuối nước ở trẻ

“Xóa mù” bơi cho trẻ

“Xóa mù” bơi hay dạy bơi cho trẻ là giải pháp căn bản và hữu hiệu nhất. Trên địa thành phố Lào Cai hiện có khoảng 30 bể bơi lớn nhỏ (bao gồm cả bể di động và cố định) đặt tại các trường học, trung tâm mua sắm, khu nghỉ dưỡng, công viên, khu du lịch, bể bơi dịch vụ… Hằng năm, việc “xóa mù” bơi cho trẻ trên địa bàn thành phố được hầu hết các trường học thực hiện ngay từ trong năm học. Một số trường có bể bơi cố định như Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Lê Ngọc Hân… đã đưa bộ môn bơi vào giảng dạy và đặt mục tiêu kết thúc cấp học có 100% học sinh biết bơi và có kỹ năng phòng, chống đuối nước, đồng thời duy trì các lớp bơi dịch vụ vào dịp hè. Nhiều gia đình còn cho con đi học bơi từ khi vài tháng tuổi (khóa bơi cho trẻ sơ sinh). Phần lớn trẻ từ độ tuổi tiểu học thường được các gia đình cho tham gia các khóa bơi cơ bản hoặc nâng cao.

Bài cuối: Để đuối nước không còn là nỗi ám ảnh ảnh 1

Đoàn Thanh niên thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên) cắm biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ đuối nước.

“Đối với các vùng nông thôn, những nơi khó khăn không đủ điều kiện xây bể bơi cố định thì có thể sử dụng bể bơi di động với chi phí không quá cao. Ngoài ra, có thể tận dụng những nơi có diện tích mặt nước rộng, nông ở suối, ao… kết hợp làm hàng rào, có lưới bảo vệ đến tận đáy để tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ ở những vùng khó khăn. Các buổi dạy có sự phối hợp, giúp đỡ của phụ huynh và những người biết bơi ở địa phương hoặc đoàn thể, hội, đồng thời chuẩn bị kỹ các dụng cụ (phao bơi, sào, dây thừng) và phương án xử lý nếu gặp sự cố”, anh Đinh Văn Thép, giáo viên dạy bơi cho thiếu nhi ở khu vực phía Nam thành phố Lào Cai đề xuất.

Tăng cường tuyên truyền phòng, chống đuối nước

Để hạn chế đuối nước thì việc nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng về phòng tránh đuối nước cho trẻ cũng như phụ huynh là rất quan trọng. Trẻ cần có kiến thức để nhận biết các vùng nước sâu, nước xoáy, nơi có nguy cơ cao gây đuối nước; nhận biết và tuân thủ nghiêm các biển cảnh báo khu vực nguy hiểm dễ xảy ra đuối nước. Trẻ cũng cần được tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ năng xử lý tình huống khi bản thân hoặc bạn bè gặp đuối nước. Điều này đã được các cấp, các ngành, đoàn thể của nhiều địa phương quan tâm, trong đó có Sa Pa.

Chị Sùng Thị Me, Phó Bí thư Thị đoàn Sa Pa cho biết: Hằng năm, Thị đoàn Sa Pa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức khoảng 8 - 10 buổi tuyên truyền về phòng, chống đuối nước cho thiếu nhi ở các xã, phường trên địa bàn, trong đó tập trung tuyên truyền tại các xã có nhiều suối, hồ thủy điện; tổ chức dạy 4 - 5 khóa bơi cho thiếu nhi 6 - 15 tuổi với khoảng 300 lượt thiếu nhi tham gia. “Chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương tận dụng khu vực suối nước nóng ở Bản Hồ để tổ chức các lớp dạy bơi cho thiếu nhi vùng nông thôn. Kết quả là trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn thị xã Sa Pa không xảy ra tình trạng đuối nước và cũng không có trẻ tử vong vì đuối nước”.

Không chỉ tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, trong thời điểm dịch bệnh, nhiều địa phương đã có các cách làm hay như sử dụng loa tuyên truyền lưu động vào buổi sáng và chiều tối tại các khu dân cư nhắc nhở người dân quản lý trẻ trong thời gian nghỉ hè; rà soát khu vực xung quanh nhà, làm hàng rào, khắc phục những địa điểm dễ xảy ra thương tích, đuối nước đối với trẻ… Đó cũng là những cách mà Đoàn Thanh niên thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên) thường xuyên thực hiện kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Đoàn Thanh niên thị trấn Phố Ràng đã cắm 16 biển cảnh báo nguy cơ đuối nước ở các khu vực ao, hồ, sông, suối trên địa bàn.

Tạo nhiều sân chơi hấp dẫn cho trẻ

Cùng với việc tổ chức các lớp dạy bơi và buổi tuyên truyền kỹ năng phòng, chống đuối nước thì việc tổ chức các lớp năng khiếu như hát, múa, hội họa… để tạo sân chơi hè, thu hút trẻ cũng rất quan trọng.

Anh Hoàng Mạnh Tân, Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên) chia sẻ: Do dịch Covid-19 nên các lớp học hè tạm dừng, thay vào đó, Đoàn Thanh niên thị trấn Phố Ràng phát động cuộc thi ảnh trực tuyến dành cho thiếu nhi mang tên “Mùa hè an toàn, vui khỏe, chăm ngoan”, thu hút nhiều thiếu nhi trên địa bàn tham gia.

Tạo nhiều sân chơi mới thu hút trẻ là một trong những cách giảm thiểu tình trạng trẻ ra sông, suối tắm. Chị Triệu Thanh Thúy, Trưởng Ban Tuyên giáo - Trường học (Tỉnh đoàn) cho biết: Trong 6 tháng đầu năm nay, các cấp bộ đoàn - hội - đội đã xây dựng và sửa chữa 139 điểm sinh hoạt vui chơi cho thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi cũng yêu cầu hội đồng đội các địa phương quan tâm, tạo những sân chơi phù hợp trong thời điểm dịch bệnh, như tổ chức các cuộc thi hát, kể chuyện, vẽ tranh… trực tuyến để thu hút trẻ tham gia.

Ngoài ra, Dự án “Phòng, chống đuối nước cho trẻ em ở Việt Nam” do Quỹ Từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh triển khai tại 15 xã thuộc huyện Bảo Yên, huyện Bắc Hà và thành phố Lào Cai từ năm 2019 đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ. Đã có 175 hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức phòng, chống đuối nước được thực hiện tại cộng đồng, trường học với 30.000 lượt người nghe; phát thanh 110 lượt thông điệp phòng, chống đuối nước trên loa truyền thanh địa phương; cấp phát 30.000 tờ rơi phòng, chống đuối nước trẻ em; cắm 100 biển cảnh báo phòng, chống đuối nước cho trẻ em; tổ chức 152 lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho 5.340 lượt cán bộ quản lý, điều phối dự án, công chức, viên chức, người lao động, giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và học sinh; tổ chức 28 lớp dạy bơi kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho 560 trẻ; lắp đặt 1 bể bơi di động tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh…

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, ngoài các biện pháp mà các cấp, các ngành, đoàn thể đang tích cực thực hiện thì sự quan tâm, phối hợp từ phía gia đình, đặc biệt là việc các gia đình chủ động “xóa mù” bơi và dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước cho con, em là rất quan trọng. Khi trẻ được học bơi, có kỹ năng phòng, chống đuối nước thì trẻ sẽ không tự ý đi bơi, đi tắm ở sông, suối, ao, hồ hoặc không đi chơi ở những khu vực nước sâu nguy hiểm. Có như vậy, tai nạn đuối nước ở trẻ mới được giảm thiểu và trong tương lai không xa, đuối nước không còn là nỗi ám ảnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Ngọc bích” lưng chừng trời

“Ngọc bích” lưng chừng trời

Chúng tôi ngược “cổng trời” trên vòng cung lớn Tả Van lên Séo Mý Tỷ, vùng đất “gần nhà xa ngõ”, chỉ cách thị xã Sa Pa tráng lệ chưa đầy 20 km mà như một thế giới khác, với bao câu chuyện về đất và người nơi đây đậm màu cổ tích, như chàng hoàng tử miền sơn cước đang bước ra hội nhập cùng bè bạn muôn phương.

Bí ẩn kho vàng Nặm Pạu

Bí ẩn kho vàng Nặm Pạu

Trên đỉnh núi Nặm Pạu nơi thâm sơn cùng cốc nằm ở khu vực giáp ranh huyện Bảo Yên (Lào Cai) và Quang Bình (Hà Giang) ẩn giấu câu chuyện kỳ bí về kho vàng chôn giấu trong lòng núi chưa có lời giải đáp.

Dọc dải sông Hồng: Từ cột cờ Lũng Pô đến đền thiêng Bảo Hà

Dọc dải sông Hồng: Từ cột cờ Lũng Pô đến đền thiêng Bảo Hà

Sông Hồng chảy qua nhiều tỉnh, thành phố nước ta trước khi hòa mình vào biển Đông mênh mông, khi chảy vào Việt Nam tại Lào Cai sông chảy thành một đường thẳng thông suốt, mạnh mẽ, phách khí giữa những dáng núi, dáng đồi điệp trùng. Sông Hồng không chỉ là nét chấm phá, tạo nên sự hài hòa của thắng cảnh mà đang là mạch nguồn của những ý tưởng, đồ án, quy hoạch lớn.

Giàng Thị Xinh và hành trình đặc biệt

Giàng Thị Xinh và hành trình đặc biệt

Khuôn mặt khả ái, xinh xắn như nụ đào chớm xuân cùng câu chuyện đầy nghị lực, khao khát vươn lên như mầm xanh nảy trên đất khó, cô học trò nhỏ Giàng Thị Xinh ở xã vùng cao Lùng Phình (huyện Bắc Hà) đã có những trải nghiệm ấn tượng.

Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Cuộc sống đổi thay, nghề rèn đúc ở Bắc Hà cũng dần mai một, nhưng với nhiều người thì khát vọng, quyết tâm giữ lửa nghề vẫn thôi thúc từng ngày.

Quà tặng từ "mẹ thiên nhiên"

Quà tặng từ "mẹ thiên nhiên"

Cách trung tâm xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai) khoảng 3 km, thôn Ngải Phóng Chồ ẩn mình trong sương mù dày đặc. Đất đai cằn cỗi, những tảng đá xám xịt vương vãi trên khắp nương đồi như thử thách ý chí của con người nơi đây. Cảm phục trước sự chăm chỉ lao động của người dân Ngải Phóng Chồ, “mẹ thiên nhiên” đã dành tặng vùng đất này món quà ý nghĩa, đó là “khó chua Khe Ma” - một hang động kỳ vĩ và bí ẩn.

“Làng nghề” hối hả đón tết

“Làng nghề” hối hả đón tết

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng trước đó, "làng nghề” ở các địa phương trong tỉnh đã hối hả sản xuất, kịp thời cung cấp cho thị trường sản phẩm đặc hữu, mang đậm hương vị tết.

Ga Phố Lu thưa vắng những chuyến tàu

Ga Phố Lu thưa vắng những chuyến tàu

Thời “hoàng kim” của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, trong số các nhà ga nằm trên đất Lào Cai thì ga Phố Lu chỉ xếp sau ga Phố Mới về lượng hàng hóa và hành khách, khu vực xung quanh nhà ga lúc nào cũng nườm nượp, người tứ xứ đổ về đây tìm việc làm.

Cần khẩn trương giải quyết vướng mắc

Thi công nâng cấp Quốc lộ 279, đoạn qua xã Dương Quỳ: Cần khẩn trương giải quyết vướng mắc

Dù công tác giải phóng mặt bằng chưa xong, nhiều nhà dân chưa di chuyển khỏi khu vực công trường nhưng chủ đầu tư Dự án nâng cấp Quốc lộ 279 (đoạn qua xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn) vẫn để nhà thầu thi công đào đắp, san gạt, đổ đất thải vây quanh khu dân cư, khiến người dân sống trong nguy hiểm, nhà cửa bị hỏng, ảnh hưởng đến tài sản và an toàn tính mạng.

Để chè xuân ngát hương

Để chè xuân ngát hương

Từ trung tuần tháng 12 trở đi, sáng sớm đến chiều muộn, “vựa” chè ở Mường Khương rộn vang tiếng máy cắt, tỉa cành chè. Các thôn vắng bóng người lớn, muốn gặp được phải leo đồi.

Sân Quảng trường Ga Lào Cai: Ô nhiễm môi trường, cảnh quan nhếch nhác

Sân Quảng trường Ga Lào Cai: Ô nhiễm môi trường, cảnh quan nhếch nhác

Sân Quảng trường trước cửa Ga Đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai (gọi tắt là Sân Quảng trường Ga Lào Cai) tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) được Nhà nước đầu tư xây dựng với mặt bằng rộng hàng nghìn mét vuông nhằm phục vụ các phương tiện dừng, đỗ, đón trả khách đi tàu tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại. Tuy nhiên, do công tác quản lý có nhiều bất cập, tại đây đang xảy ra cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường… làm xấu hình ảnh một nhà ga đường sắt liên vận quốc tế.

Bảo Yên: Đang xác định nguyên nhân khiến cá chết bất thường trên sông Chảy

Bảo Yên: Đang xác định nguyên nhân khiến cá chết bất thường trên sông Chảy

Sáng 27/12, trên sông Chảy, đoạn qua địa phận xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên xảy ra hiện tượng cá ngoài tự nhiên và cá trong các lồng nuôi trên sông lờ đờ, nổi đầu lên mặt nước sau đó bị chết. Hiện tượng này hiện chưa xác định được nguyên nhân, nên có nhiều luồng dư luận trái chiều.

Nậm Mả - xã có 2 thôn

Nậm Mả - xã có 2 thôn

Với 2 thôn, Nậm Mả là xã có ít thôn nhất không chỉ của huyện Văn Bàn mà cả của tỉnh. Địa bàn rộng, dân cư thưa, lợi thế phát triển kinh tế hầu như không có gì nổi bật là những thách thức mà cấp ủy đảng, chính quyền và người dân nơi đây phải đối mặt trên chặng đường thu hẹp khoảng cách phát triển với các xã trên địa bàn huyện.

Bài cuối: Khơi mở tiềm năng, nâng tầm giá trị

Bài cuối: Khơi mở tiềm năng, nâng tầm giá trị

Ngành nông nghiệp và nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã vào cuộc cùng địa phương triển khai các hoạt động để bảo tồn, cũng như xây dựng phương án dự án để thực hiện, gợi mở những giải pháp cho vùng chè cổ thụ, làm các dòng trà cao cấp (giá trị cao) trồng mới, làm du lịch… Đặc biệt, gần đây, có những cá nhân, tổ chức đã dành nhiều tâm huyết để nâng tầm sản phẩm trà Việt, trong đó có nguyên liệu từ các vùng chè cổ thụ ở Lào Cai.

Bài 2:"Đánh thức" vùng chè cổ thụ

Bài 2:"Đánh thức" vùng chè cổ thụ

Vài ba năm gần đây, những rừng chè cổ thụ đã dần được “đánh thức”. Các địa phương trong tỉnh đã nhận ra giá trị của cây chè cổ thụ và bắt đầu có những động thái tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của chè cổ thụ. Dẫu rằng, vẫn là bài toán chưa tìm được đáp án chính xác, nhưng phần nào các “phép tính” đã mang lại tín hiệu tốt cho những rừng chè cổ thụ và cả những người đang sở hữu “báu vật” trong tay.

Bài 1: Giai thoại kể dưới gốc chè cổ thụ

Bài 1: Giai thoại kể dưới gốc chè cổ thụ

Những cây chè cổ thụ cứ lặng lẽ ra búp mỗi vụ, rồi tỏa hương thơm trong từng mẻ sao sấy của đồng bào thiểu số ở tít trên núi cao. Đơn giản chỉ là thức uống dân dã truyền lại qua bao thế hệ của đời người, để rồi giờ đây, kho “vàng xanh” được mở cửa, những gốc chè “trơ gan cùng tuế nguyệt” hàng trăm năm ấy đang được đánh thức và khơi mở tiềm năng bằng sự quan tâm bảo tồn, phát huy chất lượng, nâng tầm giá trị sản phẩm.

fb yt zl tw