Món đậu phụ nhự của người Nùng

LCĐT - Phải mất nửa năm để ngâm gia vị mới có thể mang ra ăn liền hoặc làm thành các món ăn với cơm gạo nương dẻo thơm. Qua rất nhiều khâu chế biến kỳ công, đồng bào Nùng ở vùng “cao nguyên trắng” Bắc Hà đã tạo ra món ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình từ hạt đậu tương tự tay bà con trồng trên nương - món đậu phụ nhự của người Nùng.

Món đậu phụ nhự của người Nùng ảnh 1
Năm nào ông Vàng Văn Lùng cũng làm đậu phụ nhự để bán.

Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở vùng cao Bắc Hà, người Nùng ở Tà Chải cũng có vốn văn hóa ẩm thực với nhiều món ăn ngon, trong đó có nhiều món ăn độc đáo chế biến từ hạt đậu tương bản địa trồng trên nương như: đậu phụ, giá đậu tương, mầm đậu tương, đậu xị và đậu phụ nhự. Món đậu phụ nhự được xem như một món ăn độc đáo và kỳ công nhất, bởi phải mất nửa năm để ủ mới có thể dùng để ăn được…

Được ông bà, bố mẹ truyền nghề từ khi còn nhỏ, ông Vàng Văn Lùng, dân tộc Nùng ở thôn Na Khèo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà vẫn duy trì cho đến bây giờ nghề làm đậu phụ nhự. Năm nào cũng vậy, cứ tầm tháng 11, sau khi thu hoạch xong vụ lúa mùa, tiết trời bắt đầu lành lạnh, ông Lùng lại chuẩn bị đồ nghề để làm đậu phụ nhự. Các công đoạn làm được một mẻ đậu phụ nhự rất cầu kỳ. Đậu tương trồng trên nương được nắng vàng óng cho vào xay và ép thành đậu phụ. Sau đó, ông Lùng xắt thành những miếng đậu phụ vuông nhỏ, phơi khô sém miếng đậu dưới nắng trời. Ông Lùng bảo, người Nùng thường phơi đậu trên rơm hoặc đan phên nứa để đặt đậu lên phơi. Sau khi phơi đậu vừa sém cạnh, cho đậu vào chum ủ lên men mốc khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Khi ủ đậu lên mốc, đem đậu ra rửa sạch, rồi cho vào trộn với gia vị. Khi trộn các loại gia vị gia truyền, cho thêm rượu trắng vào để ướp cho dậy mùi. Gia vị để ngâm đậu thành đậu phụ nhự là ớt khô nghiền thành bột hoặc giã nhỏ, vỏ cam phơi khô nghiền nhỏ, hạt xẻn, hạt dổi, hoa hồi…Cho tất cả vào ướp và ngâm, chia nhỏ ra từng lọ (khoảng 1 kg/lọ) để trong khoảng thời gian 6 tháng mới mang ra dùng.

Bí quyết để làm một mẻ đậu phụ nhự ngon mềm, hương vị đặc trưng, ngoài biết cách pha chế các loại gia vị từ thảo dược như đã kể trên, trong khâu chế biến còn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và dùng đồ nghề làm đậu phải dùng riêng, không dùng chung với các đồ dùng khác. Làm xong mỗi mẻ đậu phụ nhự là phải vệ sinh và cất đồ nghề đi để năm sau mang ra dùng. Khi ngâm đậu phụ tuyệt đối không để dính dầu mỡ.  Ông Vàng Văn Lùng cho biết thêm, năm ngoái, gia đình làm 4 tạ đậu xị, 2,5 tạ đậu phụ nhự mà không đủ bán. Năm nay, làm hơn 2 tạ đậu phụ nhự, hiện tại đã bắt đầu ngấu và ăn ngon rồi. Cứ 1 kg đậu tươi, ông Lùng chế biến được 2 hộp đậu phụ nhự. Bình quân giá bán 1 hộp đậu phụ nhự (khoảng 1 kg) là 100 nghìn đồng. Kỳ thực, làm món đậu phụ nhự kỳ công mà cũng không phải có nhiều lãi như làm các nghề khác, nhưng ông Lùng vẫn muốn giữ nghề truyền thống.

Thời gian đầu, có những năm, thời tiết không thuận, cũng có những mẻ đậu phụ chế biến không thành công, phải bỏ hết. Thế rồi, cứ chắt chiu kinh nghiệm qua những lần ủ, ngâm và gia giảm các loại gia vị, giờ đây sản phẩm đậu phụ nhự của gia đình ông Lùng đã có tiếng ở đất Bắc Hà, rất nhiều người “nghiện” món ăn này đã không quên đến mùa lại lên đặt mua mang về. Ông Lùng bảo: Gia vị để ngâm đậu phụ nhự gần giống với gia vị để chế biến món khâu nhục, món thịt nướng của người Nùng… Tuy nhiên, món đậu phụ nhự phải mất 6 tháng ngâm ủ mới ăn ngon được. Ở thôn người Nùng - Na Khèo, hầu như nhà nào cũng biết làm món đậu phụ nhự để phục vụ bữa ăn  trong gia đình và những dịp gia đình có cỗ.

Món đậu phụ nhự thường được người Nùng ăn với cơm trắng để nguội. Đây là món ăn ngày trước thời ông bà, bố mẹ của ông Lùng thường dùng để mang đi làm nương xa. Ngày nay, món đậu phụ nhự lại trở thành món ăn đặc sản của vùng cao Bắc Hà. Nếu như món đậu xị không thể thiếu trong gia vị chấm của thịt luộc hoặc trong món phở trộn trứ danh Bắc Hà, thì đậu phụ nhự cũng được xem là món ăn truyền thống, dân dã, mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao. Không chỉ mang ý nghĩa gìn giữ bảo tồn nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, ông Vàng Văn Lùng và không ít người Nùng ở xã Tà Chải, Bắc Hà còn có thêm một khoản thu nhập từ nghề truyền thống này - nghề làm đậu phụ nhự.   

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Với sự đa dạng, đặc sắc và những tinh túy, ẩm thực Việt Nam đang trở thành những đại sứ lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam. Vậy cần làm gì để ẩm thực Việt trở thành thương hiệu quốc gia và có vị thế trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Trải nghiệm cung đường Giải đua xe đạp địa hình "Đi giữa mùa hoa đỗ quyên" năm 2024

Trải nghiệm cung đường Giải đua xe đạp địa hình "Đi giữa mùa hoa đỗ quyên" năm 2024

Giải đua xe đạp địa hình "Đi giữa mùa hoa đỗ quyên" được tổ chức tại huyện Bát Xát đến nay đã là mùa giải thứ 4. Cung đường đua của giải được đánh giá là khắc nghiệt, khá dài và có độ dốc lớn. Mặc dù vậy, hành trình vượt qua gần 20 km để cán đích vẫn đem đến nhiều trải nghiệm khó quên cho các tay đua. Hãy cùng phóng viên Báo Lào Cai trải nghiệm cung đường này!

fb yt zl tw