Sử dụng vốn ODA hiệu quả

LCĐT - Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trong việc đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.

Thành phố Lào Cai được đầu tư hiện đại. Ảnh: Ngọc Bằng
Thành phố Lào Cai được đầu tư hiện đại.  Ảnh: Ngọc Bằng 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020, Lào Cai đã tiếp nhận và triển khai 22 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng kinh phí đầu tư 4.005 tỷ đồng. Các chương trình, dự án tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; giao thông, thủy lợi; điện, nước; tài nguyên, môi trường; y tế; giáo dục, giảm nghèo tại các xã, huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ở địa phương... Nguồn vốn ODA trong giai đoạn vừa qua, mỗi năm bổ sung cho ngân sách tỉnh từ 700 đến 800 tỷ đồng để góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn.

Các chương trình, dự án ODA sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân trong vùng dự án. Trong đó, phải kể đến các dự án như Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai; Dự án phát triển đô thị loại vừa - tiểu dự án của thành phố Lào Cai; Dự án Phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa…

Các chương trình, dự án được đầu tư, hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi được Lào Cai triển khai đúng quy trình, chặt chẽ từ cơ sở, có sự tham gia tích cực và dân chủ của người hưởng lợi. Việc quản lý nguồn vốn của các dự án được thực hiện nghiêm theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

Theo ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thông qua nguồn vốn ODA, tỉnh Lào Cai đã được cải thiện về hạ tầng kết nối, phát triển hạ tầng nông thôn. Từ hạ tầng giao thông đến công trình trọng điểm đã đem lại hiệu quả cao góp phần giảm nghèo cơ sở, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân.

Để sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả, Lào Cai đã nỗ lực trong xúc tiến, vận động các nhà tài trợ: Nhật Bản, Hàn Quốc, WB, ADB...; chú trọng công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; phối hợp giữa các cơ quan đầu mối và các đơn vị chuyên ngành có liên quan để quản lý, định hướng các nguồn vốn ODA theo chủ trương của Nhà nước, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Lào Cai đã thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý Dự án ODA tỉnh, đây là mô hình mang tính chuyên nghiệp, được nhiều bộ, ngành Trung ương cũng như nhà tài trợ đánh giá cao.

Năm 2021, Lào Cai dự kiến ký kết thực hiện mới 4 dự án với vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ: Hàn Quốc, JICA, WB, KUWAIT với tổng vốn khoảng 2.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giải ngân các dự án ODA, một số dự án còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu do khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ trong lĩnh vực đấu thầu và các chính sách về an sinh xã hội như đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, công tác tư vấn còn nhiều bất cập…

Xét về bản chất, vốn ODA, vốn vay ưu đãi chính là nguồn ngân sách nhà nước, cần phải quản lý, sử dụng chặt chẽ, hiệu quả. Trong thời gian tới, Lào Cai sẽ triển khai các giải pháp liên quan đến việc đảm bảo thực hiện các cam kết của phía Việt Nam với các nhà tài trợ về bố trí vốn đối ứng, kiện toàn năng lực của ban quản lý dự án, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị thụ hưởng trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ. Đồng thời, chú trọng khâu giám sát và đánh giá trong thực hiện dự án; thành lập tổ chuyên trách đánh giá sau dự án của tỉnh, xây dựng kho dữ liệu về các dự án ODA làm cơ sở thông tin cho công tác theo dõi và đánh giá nguồn vốn này.

Với quan điểm tích cực, chủ động và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước và nước ngoài, trong những năm qua, Lào Cai đã đổi mới căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng trực tiếp làm việc với từng nhà đầu tư để giới thiệu các dự án cụ thể, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và lợi ích của các nhà đầu tư. Lào Cai đang khẳng định là điểm đến tiềm năng, môi trường đầu tư hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw