Khó thì… “tiền trảm, hậu tấu”

LCĐT - Vừa qua, trên địa bàn tỉnh, dư luận bất bình trước việc tại nhiều địa phương rộ lên tình trạng “tiền trảm, hậu tấu” ở một số dự án xây dựng cơ bản, hạ tầng giao thông hoặc khai thác khoáng sản… Ở đó, nhà thầu và đơn vị thi công, khai thác vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, thi công khi chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thi công vượt diện tích được cấp có thẩm quyền cho phép…

Chỉ đến khi có phản ánh của người dân, của báo chí, lúc đó các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra thì mới phát hiện ra. Tuy nhiên, việc xử lý vô cùng khó khăn vì khối lượng xây dựng lớn, diện tích đất và hoa màu bị ảnh hưởng cũng rất lớn, vậy là đành phải chấp nhận giải pháp phạt các đơn vị vi phạm ở mức thấp nhất và để họ khắc phục. Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là liệu làm như vậy có làm giảm uy tín của chính quyền các cấp và cơ quan chức năng hay không? Và việc để xảy ra vi phạm như là căn bệnh nan y  lây từ dự án này sang dự án khác như vậy có làm doanh nghiệp nhờn luật?... Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao ở dự án nào cũng có chủ đầu tư, có cán bộ chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, theo dõi, nhưng vẫn để xảy ra vi phạm?

Thực tế, các vi phạm của đơn vị thi công các công trình, dự án và các mỏ khai thác khoáng sản không hẳn do sự cố tình của họ mà có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc vào cuộc hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước chưa quyết liệt, chưa chặt chẽ.

Đơn cử như trường hợp vừa xảy ra tại một địa phương, đang triển khai một dự án xây dựng khá lớn của tỉnh. Do không có mặt bằng thi công nên đơn vị thi công tự ý thỏa thuận với dân để mượn đất, thuê đất phục vụ hoạt động của mình, tất nhiên mọi việc chỉ được thỏa thuận “bằng mồm”. Một thời gian sau, thấy mình bị thiệt thòi và nguy cơ mất đất sản xuất, người dân mới tá hỏa đòi lại thì đã quá muộn vì hàng nghìn mét khối đất đã được san lấp vào vị trí thỏa thuận mà việc khắc phục của đơn vị thi công trả lại mặt bằng là điều không thể, thậm chí đơn vị thi công đã “cao chạy, xa bay” sau khi hoàn thành công trình.
Trường hợp khác vừa xảy ra, đó là tại một mỏ khai thác khoáng sản ở địa phương nọ, mặc dù được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khu vực đổ thải ở một vị trí, nhưng vì lợi nhuận và việc thỏa thuận với dân để giải phóng mặt bằng theo quy định khó khăn, nên chủ mỏ bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng người dân và gây ô nhiễm môi trường vẫn ngang nhiên đổ thải trái phép, chỉ đến khi người dân tố cáo, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vào cuộc thì những vi phạm mới được làm sáng tỏ.

Một đại diện doanh nghiệp chia sẻ, không bao giờ doanh nghiệp muốn vi phạm hoặc để xảy ra vi phạm trên dự án của mình, nhưng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhiều thủ tục rườm rà nên doanh nghiệp đành chọn kế “tiền trảm, hậu tấu” để đảm bảo tiến độ và có lợi nhất.

Đúng là “tiền trảm, hậu tấu” là một trongnhững “giải pháp” đang được các doanh nghiệp xây dựng, đơn vị khai thác khoáng sản truyền tai nhau thực hiện. Chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là tình trạng cứ làm trước rồi xin phép sau. Song, cách làm “tiền trảm, hậu tấu” như vậy đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm.

Trước hết, “trảm” rồi mới “tấu” nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện và chính quyền các cấp không đồng ý với phương án họ đưa ra thì sao? Không đồng ý thì công trình cũng đã được xây dựng rồi, chi phí khắc phục hậu quả sẽ rất lớn, thậm chí có những trường hợp không thể khắc phục được, vậy là cơ quan chức năng và chính quyền các cấp không đồng ý cũng khó. Ngược lại, nếu xử lý đúng quy định thì sẽ mất rất nhiều tiền của, công sức, thậm chí mất cán bộ…

Chiêu “tiền trảm, hậu tấu” nếu để các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi sẽ rất nguy hại. Đầu tiên là làm ảnh hưởng đến môi trường, đến tính mạng và đời sống người dân, tiếp đó là ảnh hưởng đến tiền của của nhà nước. Đặc biệt hơn, đó là làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò của cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp. “Tiền trảm, hậu tấu” là hành vi tiêu cực, cần phải chấm dứt để lập lại trật tự, kỷ cương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Một trong những mô hình ứng dụng hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai là mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh lắp đặt và sử dụng thiết bị này.

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Trước thực trạng một số phương tiện xe điện dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, chạy sai tuyến thí điểm, chèo kéo, tranh giành khách, một số nhà hàng chi phần trăm cho lái xe, bán hàng sai giá niêm yết… gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Sa Pa, UBND thị xã Sa Pa thực hiện niêm yết nội dung “5 không” trên xe điện đang hoạt động và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Lào Cai: 5 địa phương hoàn thành thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Lào Cai: 5 địa phương hoàn thành thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Ông Phùng Đắc Hưng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lào Cai cho biết: Tính đến chiều 23/4, có 5 huyện, thành phố của tỉnh đã hoàn thành công tác thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, gồm các huyện: Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024 có chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hưởng ứng tuần lễ, tỉnh Lào Cai triển khai nhiều hoạt động từ ngày 29/4 - 6/5/2024, có thể kéo dài đến ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và lồng ghép với các sự kiện, ngày lễ lớn khác.

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

fb yt zl tw