Những món ăn “phải thử” khi đến Ninh Bình

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh nên thơ, Ninh Bình còn được biết đến với những món ăn nổi tiếng chỉ vùng đất này mới có. Dưới đây là những món ăn “phải thử” khi đến với vùng đất cố đô này.

Những món ăn “phải thử” khi đến Ninh Bình ảnh 1

Thịt dê 

Vùng núi Trường Yên (huyện Hoa Lư) có nhiều núi đá vôi được hình thành từ lâu đời. Tận dụng lợi thế này, người dân đã hình thành thói quen chăn thả dê trên núi, cho chúng ăn các loài cây cỏ tự nhiên. Nhờ vậy, thịt dê Ninh Bình khi chế biến thường có hương vị thơm ngon đặc biệt với mùi thảo dược, vị ngọt, thịt chắc. Thịt dê được người Ninh Bình chế biến thành nhiều món hấp dẫn như tái chanh, áp chảo, xào xả ớt, hầm thuốc bắc hay nem dê... Năm 2012, dê núi Ninh Bình đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong “Top 50 món ăn đặc sản của người Việt Nam”. Năm 2021, dê núi Trường Yên cũng lọt vào “Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam” của tổ chức này.

Những món ăn “phải thử” khi đến Ninh Bình ảnh 2

Cơm cháy

Cơm cháy Ninh Bình đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là một trong 12 món ăn đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí “Giá trị ẩm thực châu Á” vào tháng 8-2012. Cơm cháy tuy là món ăn giản dị nhưng để chế biến ngon, đáp ứng tiêu chuẩn phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, được làm thủ công hoàn toàn theo bí quyết của người Ninh Bình. Gạo được chọn để làm cơm cháy phải là loại gạo tám thơm dẻo hoặc nếp cái hoa vàng. Sau khi vo sạch gạo, nấu chín, người ta lấy từng tảng cơm dính dưới đáy nồi (cháy), phơi khô dưới nắng, sau đó chiên ngập trong dầu để hạt gạo giòn tan. Cơm cháy Ninh Bình được chấm với nước xốt làm từ thịt dê, có độ sánh, vị cay, thơm tạo nên hương vị hòa quyện khó quên.

Những món ăn “phải thử” khi đến Ninh Bình ảnh 3

Mắm tép Gia Viễn

Huyện Gia Viễn là vùng chiêm trũng, nhiều sông ngòi. Người dân nơi đây có nghề “riu” (đánh bắt) tép và làm mắm từ bao đời nay. Để làm được những hũ mắm tép ngon, người ta chỉ chọn tép già, thân tròn, màu xanh lam và phải còn tươi nguyên. Sau khi rửa sạch, để ráo nước, người ta trộn đều tép với thính và muối rồi cho vào hũ sành, đậy kín nắp, để nơi thoáng mát chừng hơn một tháng là dùng được. Mắm tép Gia Viễn đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong “100 đặc sản quà tặng Việt Nam 2020 - 2021”.

HNM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

fb yt zl tw