Bảo Thắng nâng giá trị hàng hóa từ sản phẩm OCOP

LCĐT - Có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp hàng hóa nên khi thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Bảo Thắng trở thành huyện dẫn đầu với số lượng sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt sao nhiều nhất tỉnh. Chương trình đã tạo cơ hội, thêm “sân chơi” để các loại hàng hóa từ nông thôn được “đi xa hơn”.

Huyện Bảo Thắng xác định Chương trình OCOP đóng vai trò quan trọng trong nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống của nông dân, từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Vì vậy, ngay từ năm 2018, huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tổ chức tập huấn về phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm cho các hợp tác xã, chủ hộ sản xuất. Huyện cũng hỗ trợ các chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ kiểu dáng, nhãn hiệu và đẩy mạnh vận động người dân triển khai nhiều mô hình sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, hữu cơ...

Bảo Thắng nâng giá trị hàng hóa từ sản phẩm OCOP ảnh 1
Cơ sở sản xuất quế ống sáo Tâm Hợi.

au hơn 2 năm triển khai, huyện Bảo Thắng đã có 21 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Nhiều sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và phục vụ xuất khẩu. Chương trình cũng thổi một luồng gió mới trong tư duy sản xuất nông nghiệp. Trước đây, người dân vẫn giữ cách thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, ít quan tâm đến xây dựng thương hiệu, nhưng khi tham gia Chương trình OCOP, người dân đã làm quen với sản xuất tập trung, quy mô lớn và chú trọng các khâu chế biến cũng như xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

Cơ sở sản xuất quế ống sáo Tâm Hợi (thôn Làng Chưng, xã Sơn Hà) tham gia “sân chơi” ngành hàng quế từ năm 2018 với mặt hàng chủ lực là sản phẩm quế ống sáo phục vụ xuất khẩu. Ngay từ đầu, cơ sở sản xuất quế ống sáo Tâm Hợi xác định sản phẩm làm ra phải đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ chữ tín với bạn hàng để kinh doanh lâu dài. Cơ sở đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu quế tại Sơn Hà, đồng thời vận động các hộ trong vùng nguyên liệu ở Bảo Thắng nâng cao chất lượng các đồi quế.

Bà Tạ Thị Hợi, chủ cơ sở sản xuất quế ống sáo Tâm Hợi cho biết: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu thì vùng nguyên liệu không được phun hóa chất. Quế tươi sau khi khai thác được sơ chế ngay, đảm bảo tính thẩm mỹ của thao tác bào, bóc vỏ. Quế được phơi hoặc sấy khô để không bị mốc.

Sản xuất, chế biến bài bản, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt đã giúp cơ sở sản xuất quế ống sáo Tâm Hợi tiếp cận được những thị trường nước ngoài khó tính như Singapore, Malaysia, Ấn Độ. Sản phẩm quế ống sáo của cơ sở đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Bình quân mỗi ngày, cơ sở thu mua 5 - 7 tấn vỏ quế tươi và mỗi tháng xuất khẩu khoảng 60 tấn quế khô các loại, trong đó quế ống sáo chiếm hơn 50%.

Theo ông Đỗ Hồng Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ nay đến năm 2025, Bảo Thắng còn 30 sản phẩm, vật phẩm tiềm năng có thể phát triển, tham gia OCOP. Thời gian tới, huyện Bảo Thắng tập trung nâng cấp sản phẩm đã có, hoàn thiện phương án kinh doanh đối với sản phẩm mới. Huyện sẽ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến và quản lý chất lượng theo chương trình OCOP và hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

fb yt zl tw