Khan hiếm linh kiện bán dẫn: Mối lo của công nghiệp toàn cầu

Sự thiếu hụt linh kiện bán dẫn đang khiến nhiều ngành công nghiệp điêu đứng, phải tạm dừng hoặc giãn, hoãn kế hoạch sản xuất. Trong bối cảnh trào lưu số hóa bùng nổ, tình trạng khan hiếm linh kiện bán dẫn trở thành mối lo của nền công nghiệp toàn cầu.

Khan hiếm linh kiện bán dẫn: Mối lo của công nghiệp toàn cầu ảnh 1

Hầu hết các ngành sản xuất trên toàn cầu, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô đều phải đối mặt với khó khăn do thiếu hụt linh kiện bán dẫn.

Linh kiện bán dẫn (chíp) là một bộ phận quan trọng của thiết bị điện tử hiện đại, chuyên dụng trên ô tô, máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị y tế và nhiều máy móc công nghiệp khác… Thiết bị này bao gồm bộ nhớ và bộ vi xử lý, không chỉ lưu trữ thông tin mà còn sử dụng trong trí tuệ nhân tạo, đồ họa cao cấp. Do đó, sự thiếu hụt về khả năng cung ứng linh kiện bán dẫn đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực sản xuất hàng hóa trên quy mô toàn cầu.

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung linh kiện bán dẫn có nhiều nhưng chủ yếu do tác động của đại dịch Covid-19. Đầu năm 2020, nhu cầu mua sắm của người dân giảm mạnh, đặc biệt là đối với các mặt hàng điện tử và phương tiện giao thông. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng linh kiện bán dẫn. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia phải thực hiện lệnh phong tỏa hoặc giãn cách xã hội. Khi đó, nhu cầu sử dụng máy tính xách tay, máy chơi game hay điện thoại thông minh để làm việc tại nhà của người dân tăng đột biến. Lúc này, các nhà sản xuất chuyển hướng chỉ tập trung vào sản xuất linh kiện phục vụ lĩnh vực kỹ thuật số thay vì linh kiện bán dẫn phục vụ trong các ngành công nghiệp khác như ô tô, xe máy, thiết bị y tế.

Tới đầu năm 2021, vắc xin phòng Covid-19 được triển khai mạnh mẽ dẫn đến những dự đoán tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế, tạo đà để nhiều ngành sản xuất hoạt động trở lại. Chính điều này khiến cho nhu cầu linh kiện bán dẫn tăng cao, vượt quá khả năng nguồn cung. Sự mất cân bằng chủng loại khiến các hãng sản xuất linh kiện bán dẫn trở tay không kịp, nhiều linh kiện đặc thù trở nên khan hiếm. Cùng thời điểm này, sự cố hỏa hoạn tại một nhà máy ở Nhật Bản của Hãng Renesas Electronics - công ty chiếm 30% thị phần toàn cầu về các bộ vi điều khiển được sử dụng trong ô tô càng tạo ra sức ép lớn đối với các nhà sản xuất. Tiếp đến, thời tiết mùa đông khắc nghiệt ở Texas (Mỹ) khiến các hãng hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn như: Samsung Electronics, NXP Semiconductors và Infineon phải tạm thời đóng cửa các nhà máy.

Việc thiếu hụt linh kiện bán dẫn làm cho hàng loạt dây chuyền sản xuất trên toàn cầu phải tạm ngừng hoạt động. Ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi một chiếc ô tô cần từ 50 đến 150 chíp bán dẫn, điều hành mọi tính năng từ quản lý động cơ, định vị vệ tinh dẫn đường, cho tới hệ thống phanh khẩn cấp. Khủng hoảng thiếu hụt linh kiện bán dẫn buộc nhiều công ty phải cắt giảm sản lượng, thậm chí dừng sản xuất một vài mẫu xe.

Theo Công ty Thu thập kết quả khảo sát chỉ số nhà quản trị mua hàng IHS Markit, việc thiếu hụt linh kiện bán dẫn có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất gần 1,3 triệu xe hạng nhẹ trong quý I-2021. Hãng Điện tử Sony cho biết, mục tiêu sản xuất máy trò chơi điện tử Play Station 5 (PS5) của hãng này trong năm 2021 cũng không đạt được vì thiếu linh kiện bán dẫn.

Mặc dù lợi nhuận tăng cao khiến các nhà sản xuất linh kiện bán dẫn đang dồn mọi nguồn lực để tăng sản lượng, nhưng tình hình vẫn chưa mấy khả quan. Hãng Broadcom cho biết, 90% sản lượng linh kiện bán dẫn của hãng này sản xuất trong năm 2021 đã có khách đặt. Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định chi gói hỗ trợ 37 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất chíp tại chỗ, nhưng thực tế nguồn cung chưa thể đáp ứng với quy mô toàn cầu.

Theo giới phân tích, tình trạng khan hiếm linh kiện bán dẫn chỉ hạ nhiệt nếu có sự điều tiết của chính phủ các nước cùng sự chủ động tích cực từ các nhà sản xuất.

Báo Hà Nội Mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hóa cơ bản khác. Yếu tố dẫn dắt xu hướng sụt giảm này xuất phát từ triển vọng nguồn cung toàn cầu. Hai báo cáo quan trọng sắp được phát hành về thị trường nông sản Mỹ có thể sẽ hé mở phần còn lại của bức tranh toàn cảnh.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Sáng 27/3, tại tỉnh Lào Cai, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, kết quả giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ cao của tỉnh tương đối ấn tượng, làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Quá trình triển khai, thực hiện đã phát huy được sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra.

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Sau thời gian đi làm tích cóp được ít vốn, thanh niên Vũ Hữu Luật, sinh năm 1990, thôn Đo Ngoài, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng trở lại quê hương đầu tư trồng cây ăn quả. Bởi anh luôn nghĩ, không đâu bằng quê hương, với lợi thế đất đai rộng, nếu tích cực lao động chắc chắn sẽ thành công.

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn của Australia trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dự báo còn tiếp tục tăng trưởng.

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Tại Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, đại diện các địa phương đã chia sẻ nhiều ý kiến, kinh nghiệm, giải pháp triển khai trong công tác giảm nghèo ở 10 xã nghèo nhất của tỉnh.

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Sau hơn 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng trong cả nước thấp so với cùng thời điểm các năm gần đây. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng.

fb yt zl tw