Bảo quản và phục chế nguyên vẹn tối đa Điện Thái Hòa

Bảo quản và phục chế nguyên vẹn tối đa Điện Thái Hòa ảnh 1

Đối với đề nghị thẩm định Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu đơn vị bảo tồn phải phục hồi tối đa nguyên vẹn công trình.

Theo đó, Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội bao gồm bảo quản, tu bổ bộ khung gỗ, hệ mái, nền và tường Điện Thái Hòa và bảo quản, tu bổ, phục hồi các thành phần trang trí và nội thất công trình; tu bổ, gia cường, cân chỉnh sân nền khuôn viên Điện (sân Đại Triều Nghi), lan can và hệ thống tường kè chắn đất; tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Bảo quản và phục chế nguyên vẹn tối đa Điện Thái Hòa ảnh 2

Phần mái công trình đã phải chống giằng bằng cột.

Đối với nội dung tu bổ Điện Thái Hòa, Bộ lưu ý bảo tồn tối đa các cấu kiện gỗ; thực hiện biện pháp bảo quản đối với các cấu kiện gỗ còn tốt, gia cố tu bổ đối với các cấu kiện gỗ bị hư hỏng một phần, chỉ thay thế (hạn chế) đối với các cấu kiện gỗ đã hư hỏng hoàn toàn. Đồng thời, lựa chọn và chỉ định rõ trong hồ sơ một số cấu kiện gỗ cổ, cũ (như cột, xà…) có sơn thếp còn khá nguyên vẹn về màu sơn để bảo tồn và làm mẫu khi sơn phục hồi các cấu kiện, bộ phận kiến trúc gỗ của công trình; tiếp tục sưu tầm tư liệu để bổ sung cơ sở khoa học cho việc phục hồi nền lát gạch hoa tại hai gian đầu hồi; giữ gìn tối đa nguyên vẹn các chi tiết trang trí đắp vẽ trên mái, có giải pháp phục chế nguyên màu sắc của các thành phần trang trí trên mái như cũ… Hết sức thận trọng khi bảo quản, tu bổ các mảng trang trí chạm khắc có các hoa văn, chữ viết (giữ nguyên vẹn các chi tiết này cả về màu sắc và hình dáng). Tính toán, lựa chọn, đề xuất cụ thể sắc độ màu sơn thếp phục hồi, đảm bảo hạn chế tối đa việc phải sơn phục hồi lại các cấu kiện sơn thếp cổ, các cửa ván có sơn thếp trang trí rồng, trần gỗ có trang trí…

Đối với nội dung tu bổ khuôn viên Điện (sân Đại Triều Nghi), Bộ yêu cầu bổ sung nguyên tắc các viên đá thay mới lát sân phải bảo đảm đồng chất liệu, hài hòa về màu sắc với các viên đá cũ xung quanh; tu bổ, gia cố, bảo tồn tối đa các lan can cũ còn khả năng sử dụng… Về việc trồng cây xanh, tiểu cảnh khu vực sân vườn khuôn viên Điện (sân Đại Triều Nghi), Bộ yêu cầu phải dựa trên cơ sở có nghiên cứu tư liệu lịch sử.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đây là những ý kiến của Bộ để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cơ quan chức năng hướng dẫn chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, công khai nội dung tu bổ, bảo tồn di tích để tạo sự đồng thuận và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Trở về cội nguồn, nơi Đất Tổ linh thiêng các Vua Hùng đóng đô, dựng nước, với sợi chỉ đỏ kết nối bền chặt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi người dân Việt Nam luôn khắc ghi lời Bác Hồ dạy để đoàn kết một lòng, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đậm đà hương vị xứ Mường

Đậm đà hương vị xứ Mường

Bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên là một trong 2 di sản vừa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Trong chuyến công tác tìm hiểu tư liệu lịch sử phục vụ cho ký sự hướng về Điện Biên, nhóm phóng viên của Báo Lào Cai đã có dịp tới tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất bánh tại hợp tác xã Hoa Ban Trắng, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay.

fb yt zl tw