Nguy cơ ngộ độc botulinum từ thực phẩm hút chân không

Theo các chuyên gia, bất cứ sản phẩm nào được đựng và bảo quản trong môi trường yếm khí đều có nguy cơ sinh ra vi khuẩn clostridium botulinum. Vậy, thực phẩm được hút chân không có thực sự an toàn?

Từ những vụ ngộ độc nghi ngờ do vi khuẩn closstridium botulinum gây ra tại một số địa phương như tỉnh Kon Tum, Bình Dương với hậu quả nghiêm trọng, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhận định, những thực phẩm chứa độc tố nguy hiểm có thể hiện diện ngay trong bếp hoặc tủ lạnh gia đình do việc bảo quản, sử dụng thực phẩm không đúng cách. Đặc biệt, việc sử dụng túi hút chân không tại các hộ gia đình, tại các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ, lẻ không đảm bảo an toàn, có nguy cơ gây ngộ độc botulinum. Tuy nhiên, thói quen sử dụng túi hút chân không đựng và bảo quản thực phẩm lại đang trở thành trào lưu được rất nhiều người ưa thích.

 Nguy cơ ngộ độc botulinum từ thực phẩm hút chân không ảnh 1
Bệnh nhân ngộ độc Botulinum phải điều trị lâu dài.

Trên thực tế, phương pháp hút chân không vốn giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn bằng cách loại bỏ không khí ra khỏi túi đựng thực phẩm, giảm quá trình oxy hóa. Ngoài ra, hút chân không còn giữ hương vị và chất lượng thực phẩm lâu hơn, giảm quá trình phát triển của vi khuẩn, tạo an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về thực phẩm, bất cứ sản phẩm nào đóng hộp, thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men (thịt, cá ướp...), thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí đều có thể sinh ra vi khuẩn clostridium botulinum nếu chất lượng nguồn thực phẩm không đảm bảo. Bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ ngộ độc botulinum từ thực phẩm được hút chân không.

Bà Trần Việt Nga nhận định, vi khuẩn clostridium botulinum rất khó tiêu diệt. Vi khuẩn này được tiêu diệt ở nhiệt độ rất cao, lên tới 125 độ C trong thời gian dài khoảng 10-15 phút trở lên. Trong khi quy trình thanh trùng thực phẩm tại gia đình không thể diệt được độc tố của vi khuẩn này vì chỉ đun sôi ở mức nhiệt 100 độ C. Chính vì vậy, cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn là quá trình sản xuất thực phẩm buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện kỹ thuật và an toàn thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín. Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bao bì không còn nguyên vẹn, biến dạng hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Cần tránh lạm dụng việc sử dụng túi hút chân không khi chất lượng thực phẩm không đảm bảo…

Người dân nếu gặp phải các triệu chứng nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mí, nói ngọng, nuốt khó, khô miệng, yếu cơ, trong vòng từ 6 giờ đến 10 ngày sau khi sử dụng các thực phẩm đóng gói, đóng hộp thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw