Lào Cai gắn tem truy xuất nguồn gốc cá nước lạnh

LCĐT - Chiều 9/4, tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, Hội Cá nước lạnh tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển cá nước lạnh và gắn tem truy xuất nguồn gốc cá hồi, cá tầm.

Tham dự hội nghị có các thành viên Hội Cá nước lạnh tỉnh; đại diện các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, nuôi thương phẩm và kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất thủy sản nước lạnh.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Hiện, Hội Cá nước lạnh quản lý 55 cơ sở nuôi thủy sản nước lạnh với thể tích đạt khoảng 17.000 m3, chiếm gần 30% thể tích nuôi toàn tỉnh (57.100m3), sản lượng đạt 335 tấn, chiếm 50% sản lượng toàn tỉnh (670 tấn). Diện tích nuôi chủ yếu tại Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn... Một số cơ sở đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất như các bể nuôi có mái che bằng tôn hoặc lưới đen, có máy sục khí, nguồn nước cấp vào các bể nuôi được kiểm soát chất lượng, áp dụng hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Hội Cá nước lạnh có 5 hội viên kinh doanh cung ứng thức ăn cho cá nước lạnh, hằng năm cung ứng trên 1.000 tấn các loại, trong đó có thức ăn nhập khẩu từ Phần Lan, Na Uy, Hà Lan... và thức ăn sản xuất trong nước.

Các hội viên đã có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong cung ứng thức ăn, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín từ nuôi trồng đến bàn ăn, nhà hàng, khách sạn; bao tiêu sản phẩm cá,...

Tuy nhiên, sự liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sản phẩm cá nước lạnh vẫn còn lỏng lẻo; giá thị trường không ổn định, có sự trà trộn giữa sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập lậu qua đường mòn, lối mở...

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp như triển khai thực hiện việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho cá nước lạnh; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản cần có trách nhiệm đồng quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản nước lạnh, chỉ cung ứng cho các hội viên nuôi cá cam kết thực hiện sản xuất thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với việc truy xuất nguồn gốc. Cần thống nhất giá khung sản phẩm thủy sản nước lạnh đảm bảo có sự canh tranh lành mạnh, tránh làm nhiễu loạn giá thị trường.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước thực hiện tốt kiểm soát về số lượng, chủng loại, chất lượng các loại hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, đánh giá cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Hội cùng các hội viên, chính quyền địa phương thúc đẩy phát triển về số lượng, chất lượng thủy sản nước lạnh gắn với bảo vệ tốt môi trường sinh thái và chất lượng nguồn nước. Đề nghị với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, kiểm soát không để cá nước lạnh nhập lậu vào địa bàn. Các cơ sở sản xuất cần đa dạng hóa sản phẩm từ cá hồi, cá tầm nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường...

Cá nước lạnh sản xuất tại Sa Pa được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Chỉ cần điện thoại thông minh quét tem truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Cá nước lạnh sản xuất tại Sa Pa được gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Cá nước lạnh sản xuất tại Sa Pa được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Chỉ cần điện thoại thông minh quét tem truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Chỉ cần điện thoại thông minh quét tem truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Nhân dịp này, Hội Cá nước lạnh tỉnh phối hợp với 3 cơ sở sản xuất cá hồi, cá tầm ở Sa Pa gắn tem truy xuất nguồn gốc, với 15.000 tem (gồm Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, Hợp tác xã Chế biến thủy sản nước lạnh Ô Quý Hồ, cơ sở nuôi cá hồi Thức Mai). Sau khi gắn tem truy xuất nguồn gốc, cơ sở sản xuất sẽ quản lý được dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết. Qua đó giúp người tiêu dùng tiếp cận được với những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, từ đó yên tâm trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm. Đặc biệt, tem truy xuất cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát tốt hơn sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Mặc dù Việt Nam đứng trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng ngành dệt may nước ta đang đối diện rất nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, lượng tồn kho cao, sức cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt...

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Đưa vùng Trung du và miền núi phía Bắc ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển thương mại

Đưa vùng Trung du và miền núi phía Bắc ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển thương mại

Đó là ý phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức sáng nay (12/4) tại thành phố Lào Cai.

fb yt zl tw