Tiếp thêm nguồn lực cho xã nghèo

LCĐT - Ban Dân tộc HĐND tỉnh sau khi giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh tại một số địa phương trong tỉnh đã đánh giá: Sau hơn 1 năm thực hiện, chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã nghèo đã đi vào cuộc sống, được người dân đồng tình ủng hộ và làm thay đổi căn bản nhận thức của đối tượng thụ hưởng đối với hoạt động tín dụng chính sách.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng triển khai vốn vay ưu đãi cho người nghèo ở thị trấn Nông trường Phong Hải.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng triển khai vốn vay ưu đãi cho người nghèo ở thị trấn Nông trường Phong Hải.

Cũng theo đánh giá của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, nghị quyết đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện tại các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với chính sách tổng thể, Nghị quyết số 06 là chính sách quan trọng về giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Thực tế thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh Lào Cai, phòng giao dịch ngân hàng CSXH các huyện, thị xã phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tham mưu lồng ghép tín dụng chính sách với các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh theo phương châm “giảm dần việc cho không, cấp không sang hình thức cho vay qua Ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi”. Cùng với đó, tham mưu cân đối vốn địa phương thực hiện cho vay theo Nghị quyết số 06 ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh.

Tính đến tháng 3/2021, ngân sách tỉnh đã chuyển sang Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh 51 tỷ đồng cho các hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh. Trong đó, ngay đầu năm 2021, ngân sách tỉnh chuyển 20 tỷ đồng sang Ngân hàng CSXH để cho vay, đạt 46,5% kế hoạch. Nguồn vốn đã đầu tư đến các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên (100% xã theo nghị quyết), góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Mặc dù mới thực hiện chương trình cho vay theo Nghị quyết số 06 từ cuối năm 2019 nhưng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp người dân tại các xã có tỷ tệ hộ nghèo trên 40% thuộc các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Văn Bàn có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Việc vay vốn phát triển kinh tế tạo cơ hội giúp người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Khẳng định hiệu quả về chính sách vốn vay cho các xã nghèo, ông Nguyễn Trung Triều, Bí thư Huyện ủy Bát Xát cho biết: Khi triển khai Nghị quyết số 06, người dân ở các xã nghèo trên địa bàn huyện đã phấn khởi đón nhận; cấp ủy đảng, chính quyền địa phương vào cuộc với trách nhiệm cao. Từ vốn vay tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 06, người nghèo có thêm cơ hội thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nguồn vốn vay đã tiếp thêm nguồn lực cho các xã nghèo, góp phần xóa bỏ “tín dụng đen” tại địa bàn nông thôn.

Người dân vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư chăn nuôi ngựa sinh sản.
Người dân vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư chăn nuôi ngựa sinh sản.

Đến nay, toàn tỉnh có 529 hộ được vay vốn từ Nghị quyết số 06 để đầu tư chăn nuôi với 1.060 con gia súc; 24 hộ chăn nuôi gia cầm với hơn 45.000 con; 10 hộ được vay vốn đầu tư 15 ha ao nuôi thủy sản; 317 hộ vay vốn đầu tư trồng hơn 400 ha cây lâu năm, cây ăn quả, cây dược liệu, cây chè; 9 hộ được vay vốn đầu tư kinh doanh các ngành dịch vụ khác... Cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả của Nghị quyết số 06 đã tác động rõ rệt đến việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,2%; thu nhập bình quân đầu người trên 76,3 triệu đồng; góp phần đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Bàn về giải pháp thực hiện Nghị quyết số 06 trong thời gian tới, ông Nguyễn Hải Hà, Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Lào Cai cho biết: Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục quản lý hiệu quả vốn tín dụng chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế. Cùng với đó, triển khai kịp thời, đúng quy định, đúng đối tượng và phân bổ nguồn vốn hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tại điểm giao dịch tại xã nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn của các chương trình tín dụng chính sách, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

fb yt zl tw