Tăng diện tích các cây trồng giá trị kinh tế cao

LCĐT - Là vùng trồng ngô với diện tích lớn của tỉnh, nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mường Khương xác định giảm diện tích cây ngô, tăng diện tích các cây trồng giá trị kinh tế cao.

Năm 2020, huyện Mường Khương có 7.100 ha ngô, năng suất đạt hơn 4 tấn/ha, sản lượng đạt 30.500 tấn. Dù tích cực chăm sóc để đạt năng suất cao nhưng do vùng cao chỉ trồng được 1 vụ/năm, trong khigiá thu mua thấp, nhất là ngô chính vụ (5.000 đồng/kg), nên thu nhập cũng chỉ ở mức 25 triệu đồng/ha. Mặt khác, do gieo trồng chủ yếu là ngô lai, đòi hỏi kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch cao, trong khi người dân lại không có điều kiện cũng như không thực hiện đúng kỹ thuật dẫn đến sản phẩm bị hao hụt và giảm chất lượng. Bên cạnh đó, trồng ngô thường sử dụng thuốc trừ cỏ nên nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là khó tránh khỏi.

Diện tích trồng chè tại Mường Khương được mở rộng.
Diện tích trồng chè tại Mường Khương được mở rộng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 -2025 đặt ra mục tiêu: Đến năm 2025, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác đạt 100 triệu đồng. Để đạt mục tiêu này, huyện Mường Khương xác định, giảm dần diện tích trồng ngô, giữ lại diện tích nhất định để đảm bảo an ninh lương thực, chuyển sang trồng một số cây có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định. Theo lộ trình, từ năm 2021 đến năm 2025, huyện Mường Khương giảm 3.100 ha ngô, đến năm 2025 còn 4.000 ha ngô; riêng năm 2021 giảm 1.100 ha, đồng thời chuyển sang trồng các loại cây thế mạnh, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện canh tác, giá trị kinh tế cao và đặc biệt là có liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Theo đó, các loại cây trồng được huyện đưa vào thay thế dần diện tích trồng ngô là cây ăn quả ôn đới (mận, hồng giòn, lê), chè, dứa, chuối, rau trái vụ, hồi. Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho biết: Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát quỹ đất, phân vùng canh tác phù hợp với từng loại cây và trình độ canh tác của người dân. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch chi tiết đối với từng loại cây trồng và gắn trách nhiệm của từng địa phương trong việc thực hiện kế hoạch, xây dựng liên kết chặt chẽ giữa địa phương với doanh nghiệp và nông dân. Đẩy mạnh đào tạo nghề, khoa học - kỹ thuật cho nông dân thông qua doanh nghiệp và đào tạo trực tiếp tại đồng ruộng.

Đối với cây ăn quả ôn đới, huyện Mường Khương đang có 789 ha, năm 2021 huyện trồng mới 150 ha tại các xã: Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, La Pan Tẩn, Tả Thàng, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ, Pha Long. Hiện mỗi năm, người dân các xã có nguồn thu 200 triệu đồng/ha mận, 300 triệu đồng/ha hồng giòn. Năm 2021, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã trồng mới 150 ha cây ăn quả ôn đới.

Đối với 3 loại cây ăn quả mang thương hiệu của địa phương là quýt, dứa, chuối, huyện tiếp tục chỉ đạo mở rộng vùng trồng nhưng đảm bảo cân đối với nhu cầu của Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Lùng Vai. Huyện Mường Khương hiện có 775 ha dứa, tập trung tại các xã vùng thấp như Bản Lầu, Lùng Vai, sản lượng đạt 17.717 tấn/năm, giá trị đạt 70 tỷ đồng; cây chuối 2.003 ha, sản lượng đạt 45.250 tấn quả, giá trị khoảng 250 tỷ đồng; cây quýt 815 ha, diện tích cho thu hoạch là 296 ha, sản lượng đạt 2.426 tấn quả, giá trị gần 48 tỷ đồng. Dự kiến, diện tích dứa, chuối sẽ mở rộng qua từng năm, đến năm 2025, huyện Mường Khương sẽ có 1.500 ha dứa, 2.500 ha chuối; riêng diện tích quýt giữ ổn định, tập trung đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng quả.


Sản xuất chè tại Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình.
Sản xuất chè tại Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình.

Một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động địa phương là cây chè. Hiện tổng diện tích chè tập trung của Mường Khương là 3.476 ha, trong đó chè kinh doanh 2.127 ha, chè kiến thiết cơ bản 1.044 ha, sản lượng chè búp tươi đạt hơn 18.000 tấn, giá trị đạt 115 tỷ đồng. Đối với cây chè, huyện Mường Khương định hình rõ hướng phát triển thành 2 khu vực, vùng thấp (chè Shan), vùng cao (chè chất lượng cao như Kim tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên). Sản phẩm chè búp tươi của huyện có đầu ra ổn định, ngoài Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình tại xã Lùng Vai (doanh nghiệp bao tiêu phần lớn sản lượng chè búp tươi trong huyện), các doanh nghiệp đã xây dựng thêm 4 nhà máy chế biến chè tại các xã Cao Sơn, La Pan Tẩn, Tả Thàng, Lùng Vai.Thời gian tới, khi 2 nhà máy chế biến chè xuất khẩu tại Lùng Vai và Tả Thàng đi vào hoạt động là cơ sở để huyện trồng thêm 350 ha chè trong năm 2021 và trong cả nhiệm kỳ sẽ trồng mới 1. 324 ha, nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên 4.800 ha. Toàn bộ diện tích trồng chè mới được chuyển từ diện tích đang canh tác ngô.

Huyện Mường Khương cũng chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng rau trái vụ tại các xã khu vực vùng cao như Cao Sơn, La Pan Tẩn, Pha Long… Năm 2021 sẽ trồng 40 ha rau trái vụ, cả giai đoạn 2021 -2025 sẽ trồng 130 ha rau trái vụ. Dù mới đưa vào sản xuất nhưng rau trái vụ mang lại hiệu quả kinh té cao, bình quân đạt 100 triệu đồng/ha, được các doanh nghiệp hỗ trợ chi phí sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, cam kết bao tiêu sản phẩm. Cùng với đó, trồng cây hồi thay thế cây ngô cũng được huyện triển khai. Đây là cây trồng đa mục đích, vừa có chức năng phòng hộ, vừa có giá trị kinh tế cao, trong năm 2021, huyện triển khai trồng 250 ha, phấn đấu đến năm 2025 trồng được 500 ha hồi.

Việc huyện Mường Khương chủ trương chuyển diện tích trồng ngô sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao nhận được nhiều kỳ vọng, góp phần sớm đưa địa phương ra khỏi diện huyện nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Với hơn 5.000 km đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay kết quả thương mại vẫn chưa được như mong đợi, các địa phương cho rằng, cần phải phát triển hạ tầng tạo sức bật xuất khẩu (XK) sang thị trường “láng giềng”.

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw